Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác nhất

Những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là cơ sở quan trọng giúp các y bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình bệnh lý của người bệnh. Bởi, căn bệnh mãn tính này thường khởi đầu bằng những triệu chứng hết sức mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Do đó, việc chẩn đoán sớm và chính xác về căn bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để xác định xem người bệnh liệu có mắc chứng viêm khớp dạng thấp hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết đối với người bệnh. Thông qua việc so sánh kết quả xét nghiệm với các chỉ số trong tiêu chuẩn chẩn đoán, các bác sĩ có thể khẳng định được liệu người bệnh có mắc chứng viêm khớp dạng thấp hay không. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý ra sao cũng được làm sáng tỏ.

Hiện nay, Việt Nam và các nước trên thế giới thường sử dụng 2 hệ tiêu chuẩn để chẩn đoán căn bệnh này. Một là tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (viết tắt là ACR 1987). Hai là tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010).

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR 1987)

Không chỉ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR 1987 còn được ứng dụng khá nhiều ở nhiều nước trên khắp thế giới. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán mang lại độ nhạy và độ chính xác cao ở những bệnh nhân viêm đa khớp, hoặc trong trường hợp bệnh đã ở trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, với những ca bệnh mới khởi phát, các tiêu chuẩn này dường như không đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và thường rất khó để nhận biết bệnh.

Trong tiêu chuẩn ACR 1987, phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp phần lớn đều có thể thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp hoặc chụp X-quang mà không cần sử dụng đến các xét nghiệm hóa sinh. Theo đó, bệnh nhân được coi là đã mắc viêm khớp dạng thấp khi xuất hiện từ 4 trong 7 biểu hiện dưới đây:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn cứng khớp vào buổi sáng. Khoảng thời gian khớp bị cứng kéo dài ít nhất 1 giờ
  • Tình trạng viêm xảy ra ít nhất trong 6 tuần ở 3 trên 14 vị trí khớp sau: khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp gối, cổ chân, bàn chân hoặc các khớp ngón chân ở 2 bên.
  • Có ít nhất một vị trí viêm xảy ra ở các khớp tay (vị trí khớp ngón, bàn tay, cổ tay)
  • Vị trí viêm đối xứng hai bên
  • Dưới da xuất hiện các hạt
  • Phân tích huyết thanh và xét nghiệm RF cho kết quả dương tính
  • Khi chụp X-quang các ổ khớp có xuất hiện các tổn thương như bào mòn, khe khớp bị hẹp, đầu xương hình khuyết, chất khoáng ở đầu xương mất dần,….

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR 1987)

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR/EULAR 2010

Khác với ACR 1987, tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR/EULAR 2010 được coi là bước tiến mới giúp chẩn đoán bệnh thấp khớp ngay từ lúc bệnh mới bắt đầu (thời điểm dưới 6 tuần). Theo đó, tiêu chuẩn này sẽ sử dụng cả 4 tiêu chí về mức độ tổn thương khớp, kết quả xét nghiệm miễn dịch, phản ứng viêm cấp tính và thời gian bị bệnh để đưa ra kết luận. Chính vì thế, độ chính xác của phương pháp này thường cao hơn và có thể sử dụng để chẩn đoán cho cả những trường hợp mới khởi phát bệnh và chưa có những triệu chứng rõ rệt.

Cụ thể, với mỗi tiêu chí trong tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010, mỗi mức độ biểu hiện khác nhau sẽ được đánh giá bằng một điểm số nhất định. Sau khi cộng tất cả điểm số của cả 4 tiêu chí, ta sẽ được một số điểm nhất định trên thang điểm 10. Nếu số điểm này lớn hơn hoặc bằng 6, ta có thể kết luận bệnh nhân đã mắc chứng thấp khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR/EULAR 2010

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này, người bệnh cần chú ý phải thường xuyên tái khám để bác sĩ tiện theo dõi và đánh giá khi các chỉ số trong xét nghiệm có sự thay đổi. Thêm vào đó, phương pháp này tuy có thể phát hiện bệnh viêm khớp dạng thấp từ sớm, song chúng cũng có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý về cơ xương khớp do các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, không rõ ràng.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Khi cơ thể người bệnh xuất hiện một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ có thể thực hiện những xét nghiệm nhất định để xác định người bệnh có thực sự mắc phải căn bệnh này không. Trong đó, có thể kể đến một số phương pháp chẩn đoán cơ bản như:

  • Tổng phân tích tế bào máu, test độ lắng máu, kiểm tra chức năng của gan, phổi, thận, thực hiện đo điện tim hay xét nghiệm protein phản ứng C,…
  • Ngoài ra, chụp X-quang cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung. Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định mức độ tổn thương tại các khớp một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý khác, các bác sĩ có thể sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm RF và Anti CCP.
  • Cụ thể, kết quả xét nghiệm RF sẽ thể hiện định lượng kháng thể yếu tố thấp khớp có trong máu. Trong khi đó, xét nghiệm anti CCP lại giúp phát hiện ra các kháng thể CCP và nồng độ của chúng trong huyết thanh. Tuy nhiên, xét nghiệm này không được sử dụng để khám sàng lọc mà chỉ được thực hiện song song cùng với các xét nghiệm RF. Trong trường hợp kết quả của xét nghiệm RF là âm tính mà người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm anti CCP để đưa ra kết luận tình hình bệnh lý của bệnh nhân.

Xem thêm Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính và dương tính

Trên đây là một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp phổ biến thường được sử dụng, cũng như ý nghĩa của các xét nghiệm trong việc phát hiện và điều trị căn bệnh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin, kiến thức cần thiết về quy trình khám chữa bệnh này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà bằng ngải cứu
4 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiện đang được rất nhiều bệnh nhân tin Tìm hiểu thêm

Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn là gì? Có nguy hiểm không và thuốc chữa?

Viêm sụn sườn có những triệu chứng như: Tức ngực, đau thành ngực,... đặc biệt khi vận động mạnh. Vậy, Tìm hiểu thêm

Viêm cột sống dính khớp
Bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa được không?

Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng dính khớp, vẹo khớp, Tìm hiểu thêm

phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế mới nhất

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về quá Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *