Trật khớp vai nguyên nhân, triệu chứng? Có tự khỏi không?

Trật khớp vai là một dạng trật khớp phổ biến thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi. Tình trạng này gây ra đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân nhé!

Nguyên nhân trật khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể, cấu thành từ 3 loại xương khác nhau gồm: xương quai xanh, xương bả vai và xương cánh tay. Tổ hợp này được bao bọc và kết nối với nhau bởi hệ thống dây thần kinh, gân, cơ với chức năng là chi phối mọi hoạt động chi trên của cơ thể con người. Cũng chính vì lý do này nên khớp vai rất dễ bị thương tổn, sai khớp, trật khớp, viêm khớp. Trong đó, loại trật khớp phổ thường gặp nhất hiện nay là trật khớp vai. Đây là tình trạng chấn thương ở vai do chỏm xương cánh tay lệch khỏi ổ chảo.

trật khớp vai

Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu xuất phát từ:

  • Mang vác vật nặng, sai tư thế.
  • Chấn thương trong quá trình làm việc, lao động.
  • Vai va đập mạnh do tai nạn, ngã cầu thang, trượt ngã,…
  • Chơi thể thao quá sức.

Triệu chứng trật khớp vai

Trật khớp vai không phải là hiện tượng nguy hiểm nhưng để lâu không chữa trị có thể dẫn đến biến chứng khó lường. Phát hiện triệu chứng thông qua dấu hiệu khởi phát ban đầu có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình và kết quả điều trị sau này.

Tuỳ vào mức độ tổn thương mà trật khớp vai có những triệu chứng khác nhau. Song phần lớn sẽ bao gồm triệu chứng điển hình như sau:

  • Trật khớp vai sẽ khiến phần vai bị biến dạng rõ rệt mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, do chỏm xương cánh tay lệch khỏi ô chảo nên dùng tay sờ vào sẽ thấy vệt lõm.
  • Một trong những triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này là toàn bộ vùng bả vai, cánh tay xuất hiện cơn đau dữ dội. Nhất là khi người bệnh cử động thì mức độ đau sẽ gia tăng mức độ trầm trọng hơn.
  • Tại vị trí vai bị tổn thương có thể xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy kèm tê bì và ngứa rát.

Triệu chứng trật khớp vai

Trật khớp vai có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

“Trật khớp vai có tự khỏi không và mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn” là thắc mắc của phần lớn bệnh nhân. Thời gian phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thường trật khớp không thể tự khỏi được.

Nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này là do phần chỏm xương cánh tay lệch khỏi ổ chảo. Vì vậy người bệnh muốn khỏi hoàn toàn, không bị tái phát nhiều lần thì bắt buộc phải có sự can thiệp của phác đồ điều trị chuyên khoa để nắn chỉnh phần xương trật trở lại vị trí ban đầu.

Tuy nhiên sau khi nắn chỉnh, người bệnh cần dành một khoảng thời gian nhất định để cơ thể có điều kiện thích nghi và bổ trợ cho quá trình tự làm lành. Đối với người bị trật khớp vai thông thường sẽ mất khoảng từ 6 đến 12 tuần để hồi phục. Sau tuần 12 trở đi, người bệnh có thể bắt đầu cử động vai nhẹ nhàng. Tiếp đến tuần thứ 16 thì phần khớp vai bị tổn thương cơ bản đã lành hẳn và các vận động thực hiện như bình thường.

Trong trường hợp trật khớp vai song song với gãy xương thì người bệnh sẽ phải mất tới hơn 3 tháng mới có thể khôi phục lại khả năng vận động như cũ. Và trong suốt quá trình sau nắn chỉnh, người bệnh bắt buộc phải sử dụng đến nẹp hoặc bó bột để cố định phần vai nhằm hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Trật khớp vai phải làm sao?

Trật khớp vai không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng và có khả năng chữa khỏi triệt để nếu biết cách xử lý đồng thời áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Nếu không may bị trật khớp vai thì bước xử lý ban đầu đặc biệt quan trọng vì nếu làm sai sẽ khiến phần tổn thương càng trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác điều trị.

Hạn chế tối đa di chuyển và cử động khớp vai

Trước hết bạn cần hạn chế tối đa di chuyển và cử động khớp vai. Bởi các khớp, dây thần kinh, cơ, dây chằng, mạch máu bao xung quanh rất có thể bị ảnh hưởng dẫn đến tổn thương nặng hơn từ các động tác xoay, lắc, dơ tay. Tốt nhất bạn nên cố định và nâng đỡ phần khớp vai này bằng nẹp và vải băng trong suốt khoảng thời gian di chuyển. Ngoài ra nên kết hợp chườm mát để giảm đau nhức và hạn chế sưng tấy do vết thương gây ra.

Đối với trật khớp vai, người bệnh bắt buộc phải tiến hành chụp X-quang để xác định chính xác mức độ và vị trí tổn thương. Sau đó bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả phim chụp để chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Thường chia thành các hình thức sau:

Nắn chỉnh khớp vai

Đây là phương pháp điều trị được ứng dụng nhiều nhất hiện nay phù hợp với người bị trật khớp ở mức độ nhẹ. Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ tiến hành một số thao tác để điều chỉnh lại phần khớp bị lệch trở lại vị trí ban đầu. Các triệu chứng có thể được cải thiện ngay lập tức giúp người bệnh thoải mái cử động như bình thường.

Trật khớp vai phải làm sao

Phẫu thuật

Nếu tình trạng trật khớp vai đã làm tổn thương đến dây thần kinh, mạch máu thì phẫu thuật là sự lựa chọn duy nhất lúc này. Nếu người bệnh chần chừ không chữa trị thì sẽ phải đối mặt với hậu quả nguy hiểm khôn lường với tỉ lệ phục hồi là rất thấp.

Vật lý trị liệu

Đối với trường hợp phải bó bột, nẹp hoặc phẫu thuật thì vật lý trị liệu sau đó là việc cần thiết. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng vận động, từ đó rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa biến chứng tái phát hiệu quả.

Sử dụng thuốc

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Xem thêm:

Hy vọng với tất cả những thông tin về trật khớp vai được cung cấp trên đây sẽ giúp độc giả chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Nếu không may rơi vào tình trạng này, tốt nhất người bệnh nên đi khám sớm để nhận được lời khuyên hữu ích từ chuyên gia y tế.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà bằng ngải cứu
4 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiện đang được rất nhiều bệnh nhân tin Tìm hiểu thêm

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là gì? Có chữa được không và uống thuốc gì?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người Tìm hiểu thêm

viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân do đâu? Cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp cổ chân là một bệnh lý gây đau nhức cho vùng khớp cổ chân, ảnh hưởng đến sinh Tìm hiểu thêm

xương đòn
Xương đòn là xương gì? Biến chứng của gãy xương đòn

Là một bộ phận trên cơ thể dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể song rất ít người biết đến Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *