Trẻ bị ho và sốt nhẹ do nguyên nhân gì? Cách chữa trị dứt điểm

Trẻ bị ho và sốt nhẹ là hiện tượng xảy ra tương đối phổ biến nhằm thể hiện sự phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bé. Có thể tình trạng này đang đang cảnh báo dấu hiệu của một số loại bệnh lý nguy hiểm ở trẻ mà các bố mẹ không thể bỏ qua. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh này để đưa ra cách chữa trị dứt điểm.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho và sốt nhẹ?

Ho là một trong những biểu hiện tự nhiên của cơ thể để thải và loại bỏ các chất độc hại, bụi bẩn, vi khuẩn bám trong các bộ phận hô hấp ra bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, những trẻ em bị ho và xuất hiện tình trạng sốt nhẹ thì đây lại đang đánh dấu sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Vấn đề này có thể là nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nếu như bố mẹ phát hiện ra con mình đang xuất hiện những dấu hiệu như ho hoặc bị sốt nhẹ, thì hoàn toàn không cần quá lo lắng. Bởi đây cũng có thể là phản ứng rất tự nhiên của bé nhằm chống trả lại các tác nhân gây bệnh. Chình vì vậy, bố mẹ hãy thật bình tĩnh để tìm ra phương pháp xử lý sao cho trẻ có thể bớt ho cũng như bớt sốt nhanh chóng hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này mà các phụ huynh có thể tham khảo.

Trẻ bị ho và sốt nhẹ

Do sự thay đổi của môi trường và thời tiết

Thông thường, thời tiết và khí hậu rất dễ tác động vào trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch ở trẻ còn chưa phát triển. Chính vì vậy, nếu như khí hậu và thời tiết thay đổi sẽ phần nào hỗ trợ cho vi khuẩn tấn công được vào cơ thể của bé. Bởi vậy, trẻ sẽ thường xuyên xuất hiện tình trạng ho đi kèm sốt nhẹ nếu như có tiếp xúc quá nhiều với khói bụi cũng như ô nhiễm do hóa chất.

Ngoài ra, nếu như thời tiết có thay đổi đột ngột cũng sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho bé bị ho và sốt.

Trẻ bị cảm cúm

Các bệnh lý liên quan đến ho và sốt nhẹ thường xuất hiện bởi một số dấu hiệu cơ bản như: trẻ bị đau rát cổ họng, bé xuất hiện tình trạng sốt trên 39 độ, trẻ ho có xuất hiện đờm hoặc kho khan dài ngày.

Chính vì vậy, khi bệnh trở nặng thì trẻ thường đi kèm với các cơn đau thắt ở khu vực lồng ngực. Chính lúc này, gia đình cần phải sắp xếp để đưa trẻ đi khám ngay tại bệnh viện để tìm ra giải pháp điều trị nhanh chóng.

Bé bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp 

Các triệu chứng như ho hoặc sốt nhẹ kéo dài có thể bị gây ra bởi các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn hoặc viêm amidan,… Ngay lúc này, các phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để xem xét các dấu hiệu bất thường để có biện pháp chữa trị kịp thời nhất.

  • Viêm họng: Tình trạng này xảy ra sự tấn công của các vi khuẩn cũng như virus niêm mạc họng gây sưng đau, ho và sốt trên 38 độ. Mẹ có thể xác định bằng cách quan sát lớp váng trắng ở lưỡi hay miệng trẻ hoặc cơ thể mệt mỏi khiến trẻ quấy khóc.
  • Hen suyễn: Dấu hiệu của hen suyễn là trẻ sẽ có các biểu hiện thở khò khè, hít thở khó nhọc, trẻ thở dốc và đứt quãng và đi kèm thêm các hiện tượng sốt nhẹ về chiều hoặc đêm.
  • Viêm amidan: Viêm Amidan thường xuất hiện dấu hiệu ho ở cổ họng, cổ sưng tấy gây chèn ép làm khó thở cũng như đau rát họng, ứ đọng dịch đờm, xuất hiện mủ, hôi miệng và khó nuốt. Ngoài ra, có thể xuất hiện hạch bạch huyết sưng ở cổ kèm theo dấu hiệu sốt cao đột ngột trên 39 độ.
  • Viêm phế quản: Khi bệnh viêm phế quản xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, thì các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy bé bị sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi cũng như ho khan. Khi bệnh phát sinh nặng hơn và xuất hiện các dấu hiệu nhiệt độ cao, ho dữ dội kéo dài lâu ngày, khó thở, cơ thể tím tái và lên cơn co giật,…

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Đối với các trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, gây ho và sốt cũng là điều tương đối phổ biến (đặc biệt là trẻ sơ sinh). Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng acid dư thừa tại dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi đến cổ họng kèm theo thức ăn có men rồi gây ho và viêm nhiễm cho cổ họng rồi dẫn đến ho cũng như sốt.

Đối với nhóm trẻ này, các bé sẽ xuất hiện thường xuyên tình trạng nôn trớ.

Trẻ bị ho và sốt nhẹ

Xem thêm:

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ?

Ho đi kèm sốt thường cảnh báo rất nhiều các bệnh tình nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến sức khỏe bé để có thể điều trị cho trẻ được dứt điểm càng sớm càng tốt. Một số biện pháp điều trị còn cần phải tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng của sức khỏe, lứa tuổi cũng như khả năng đáp ứng của trẻ. Các cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để thực hiện khi trẻ ho:

Sử dụng thuốc uống cho trẻ bị ho và sốt nhẹ

Nếu như trẻ ho và kèm sốt nhẹ thì cách tốt nhất là bố và mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các bệnh viện có uy tín. Từ đó, nghe tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn rồi sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp như:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau: Aspirin,Paracetamol,…
  • Thuốc giảm ho và long đờm: Dextromethorphan,Codein…
  • Các loại thuốc kháng sinh: Chloramphenicol,Streptomycin,…
  • Thuốc xịt mũi và nhỏ mũi: NaCl 0,9%

Với những độ tuổi này thì người dùng cần tùy thuộc vào độ tuổi thể trạng bệnh để các bác sĩ có thể kê đơn và ước lượng được liều lượng sao cho phù hợp nhất. Các bố các mẹ không nên tự ý thay đổi liều lượng dùng cho bé cũng như tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa qua các lớp thăm khám kỹ càng.

Đối với những trường hợp dùng quá liều thuốc hoặc sử dụng sai loại thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ gây ra cho cơ thể như: Nhờn thuốc, kháng sinh, tiêu chảy do các rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày và gây viêm, ngộ độc gan thận,…

Ngoài ra, ngoài sử dụng thuốc theo các đơn đã kê thì bố mẹ nên cho uống thêm Oresol để đù được nước cũng như điện giải do quá trình bị sốt gây nên. Liều dùng của Oresol này sẽ khác theo từng độ tuổi, nên các bố mẹ nên tham khảo các bác sĩ về liều lượng sử dụng sao cho có thể an toàn nhất.

Chăm sóc sức khỏe cho bé tại nhà

Để đảm bảo hiệu quả, thì song song với việc sử dụng thuốc thì các bậc phụ huynh nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc bé đơn giản ngay tại nhà dưới đây để nâng cao sức đề kháng và để bé nhanh chóng chóng khỏi bệnh:

  • Sử dụng khăn chườm hạ sốt: Nếu như bé xuất hiện tình trạng ho và sốt nhẹ thì mẹ nên sử dụng khăn nhúng vào nước ấm rồi bắt đầu vắt đắp lên trán, bẹn, nách, cũng như khu vực cổ để giúp cho bé có thể hạ sốt.
  • Cho bé uống nhiều nước: Nên cho trẻ tăng cường uống nước nhiều hơn để đảm bảo các thành phần nước đã mất sẽ được bổ sung. Uống nước nhiều sẽ giúp bé làm sạch đờm cũng như làm dịu tránh ho kéo dài. Đối với các trẻ sơ sinh còn bú mẹ thì việc cho trẻ bú thường xuyên là rất cần thiết để tăng cường dinh dưỡng cũng như bổ sung sức đề kháng.
  • Kê cao gối khi ngủ cho bé: Việc này sẽ giúp cho đường thở của bé được thông thoáng, trẻ dễ thở hơn cũng như hạn chế được ngạt mũi và chảy nước mũi. Ngoài ra, kê cao gối còn giúp bé giảm tránh tình trạng trào ngược dạ dày đến thực quản gây ho.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Nếu như bé xuất hiện tình trạng ho và sốt nhẹ thì cần cho bé các chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhất để tăng sức đề kháng.

Chú ý bổ sung rau xanh, hoa quả, sữa, trứng và cá,… để tăng cường được chất xơ vitamin, đạm cũng như là khoáng chất,… Không nên cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ để tránh cho dạ dày làm việc quá tải khiến cho bé ngủ ngon hơn.

Trẻ bị ho và sốt nhẹ

Áp dụng mẹo dân gian

Việc sử dụng những phương thuốc dược liệu đơn giản nhưng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hạ sốt và giảm ho:

  • Áp dụng bài thuốc quất chưng đường phèn hoặc mật ong để sử dụng cho trẻ (những trẻ dưới 1 tuổi cần lưu ý thận trọng khi dùng mật ong).
  • Sử dụng nước rau diếp cá tươi chữa đau họng và hạ sốt.
  • Lá hẹ hấp đường phèn cần cải thiện hệ hô hấp cho bé.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Các bậc phụ huynh nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu như bé xuất hiện tình trạng ho, sốt nhẹ lâu ngày không khỏi hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám cũng như can thiệp kịp thời để điều trị:

  • Nếu như trẻ bị ho hoặc sốt cao hơn 5 ngày không khỏi thì nên sử dụng những phương pháp chữa trị hiệu quả.
  • Trong trường hợp trẻ chuyển biến sốt cao, nằm ngủ li bì hoặc không ăn uống.
  • Bé có các dấu hiệu như co giật liên tục, tím tái bất ngờ.
  • Trẻ ho nhiều hơn khi ăn cũng như thường xuyên nôn cùng lúc ho.
  • Cổ sẽ bị căng cứng và thường các bạch huyết cũng hiện tượng nổi nên từ đó gây ra sưng và ho.

Trên đây là thông tin liên quan đến trẻ bị ho và sốt nhẹ mà các phụ huynh nên nắm bắt được để đưa ra các giải pháp điều trị nhanh chóng nhất có thể. Hy vọng thông tin này là hữu ích và sẽ hỗ trợ cho các gia đình tìm được cách khắc phục được các tình trạng này cho bé.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin

8 cách trị ho bằng mật ong hiệu quả nhanh
“Bỏ túi” 8 cách trị ho bằng mật ong tất cả các bà nội trợ nên biết

Tình trạng ho thường gặp ở cả trẻ em và người lớn khi thời tiết giao mùa, chuyển mùa. Việc Tìm hiểu thêm

thuốc trị ho
10+ Thuốc trị ho Tây Y – Đông Y hiệu quả tức thời

Hiện nay, khá nhiều người áp dụng phương pháp trị ho từ thiên nhiên rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc Tìm hiểu thêm

cách trị ho bằng củ hành tây
7 Cách trị ho bằng củ hành tây đơn giản mà lại hiệu quả tức thời

Hành tây là một trong những loại củ không những có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng. Mà còn Tìm hiểu thêm

ho có lây không
Bệnh ho có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh ho có lây không? Bệnh ho lây qua đường nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *