Có lẽ mọi người đều biết khi bước đến tuổi trung niên thì cơ thể đương nhiên sẽ xuất hiện nhiều sự thay đổi khác nhau. Đây cũng là giai đoạn mà nguy cơ bệnh tật đe dọa cực lớn. Vậy bạn đã biết trung niên là bao nhiêu tuổi chưa và sức khỏe ở độ tuổi này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay câu trả lời ưng ý nhất qua bài viết sau đây nhé!
Trung niên là bao nhiêu tuổi?
Tầng lớp trung niên hay còn được gọi là người đứng tuổi hoặc trung tuổi. Đây chính là một độ tuổi ở giữa, trên thanh niên nhưng lại ở dưới người cao tuổi. Trong các cuộc nghiên cứu về độ tuổi của người trung niên thì kết quả lại nhận được ở nhiều mức khác nhau. Cụ thể là từ 35 đến 40 hoặc 45 và cả 50 tuổi nữa. Đặc biệt là tùy theo lĩnh vực mà quy định về độ tuổi cũng sẽ khác nhau.
Theo như WHO định nghĩa thì trung niên sẽ bắt đầu từ độ tuổi 40 đến 65. Sở dĩ có quy định như vậy chính là do độ tuổi thường phát sinh chuyển biến liên quan đến cả tâm và sinh lý trong cơ thể. Đáp án chuẩn nhất có câu hỏi “trung niên là bao nhiêu tuổi” đó chính là từ 40 – 65 tuổi.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều người thắc mắc rằng độ tuổi này ở nam và nữ có gì khác nhau hay không? Về bản chất thì hai độ tuổi trung niên ở nữ và nam không có gì khác biệt mà sự khác biệt thường đến từ thay đổi tâm và sinh lý mà thôi.
Sức khỏe ở độ tuổi trung niên
Như đã đề cập thì đây chính là giai đoạn mà sức khỏe có sự biến động lớn nhất. Đây cũng chính là giai đoạn mà quá trình lão hóa được diễn ra. Do vậy người trung niên sẽ thường phải đối mặt với một số tình trạng sức khỏe phổ biến như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
Bệnh loãng xương
Độ tuổi trung niên là thời điểm mà quá trình lão hóa xương khớp diễn ra khá mạnh. Từ đó khiến xương không được chắc khỏe như hồi còn thanh niên mà thay vào đó chúng rất dòn, xương có mật độ giảm, dễ gãy thậm chí khi bị bệnh liên quan đến xương thì thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
Bệnh loãng xương diễn ra nhiều nhất ở độ tuổi trên 50, ở nữ giới nhiều hơn là ở nam giới. Vì vậy để phòng tránh, làm giảm hiện tượng ngày xảy thì bạn nên thực hiện lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh,…
Bệnh cúm độ tuổi trung niên
Ngoài việc xương khớp bị lão hóa thì hệ miễn dịch ở độ tuổi này cũng bị suy giảm, không được như hồi còn trẻ. Dành cho những ai chưa biết phần lớn số lượng người cao tuổi bị tử vong hay phải nhập viện điều trị đều liên quan đến cúm. Nguyên nhân là do cúm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm phổi, máu nhiễm khuẩn, bệnh phổi,….
vậy nên ngay từ khi còn trẻ, bạn nên thực hiện một lối sống khoa học nhất, chú ý đi tiêm phòng chống cúm mỗi năm. Nhất là đối tượng từ 60 tuổi trở lên nên tiêm phòng ở liều cao hơn để vấn đề phòng tránh được tốt hơn.
Vấn đề tăng cân
Tăng cân cũng là một vấn đề đáng được quan tâm ở độ tuổi trung niên. Do độ tuổi này năng lượng Calo được đốt cháy ít hơn những độ tuổi khác khi không phải thực hiện quá nhiều công việc nặng nhọc. Từ đó nguy cơ tăng cân cực lớn.
Đặc biệt vấn đề tăng cân hay tạo môi trường phát sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường. Khi những bệnh này kéo sang cả giai đoạn tuổi già thì nó lại càng nguy hiểm hơn. Thường thì béo phí hay đi kèm với bệnh viêm khớp nên cho dù bạn đang 40 hay 60 đi chăng nữa thì vẫn cần chú ý đến chế độ ăn uống, duy trì tập luyện để có số cân nặng phù hợp nhé.
Trầm cảm, hay muộn phiền và lo lắng
Theo các số liệu thống kê cho thấy giai đoạn trung niên thường có dấu hiệu trầm cảm, phiền muộn và lo âu nhiều hơn các nhóm khác. Hơn nữa những đối tượng đã và đang mắc bệnh về viêm khớp hay tim mạch thì càng dễ gặp trầm cảm hơn. Ngoài ra những người sinh hoạt cần sự hỗ trợ cũng dễ mắc bệnh vì bản thân thường hay mặc cảm do không thể tự chủ được.
Liệu pháp về tâm lý hoặc sử dụng thuốc có thể điều trị được căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi này vì nguyên nhân chính hình thành chúng thường do quá cơ đơn. Thêm vào đó để tăng hiệu quả chữa trị bệnh trầm cảm thì bạn cũng nên kết nối thêm nhiều người hơn, thường xuyên nói chuyện với họ hay đăng ký tham gia các khóa học, các chương trình vui chơi,…
Bệnh ung thư
Có thể nói đây là một căn bệnh quái ác nguy hiểm xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng tầng lớp trung niên là đối tượng dễ gặp phải nhất. Vì theo như lý giải của một số nhà khoa học thì người trên 50 hay tiếp xúc với tác nhân hình thành ung thư dài hơn, ít có thể tái tạo được vì các tế bào đã hư hỏng, cơ thể bị lão hóa, sức đề kháng không tốt,…
Thế nhưng khi bạn già đi không có nghĩa là bạn sẽ bị mắc phải căn bệnh ung thư. Và để giảm thiểu tối đa nhất nguy cơ mắc phải thì bạn nên áp dụng ngay cho mình những thói quen lành mạnh như:
- Quan tâm đến cân nặng của cơ thể: Bệnh béo phì có sự liên kết với 13 loại bệnh ung thư nặng nhẹ khác nhau như ung thư tuyến tụy, đại tràng, vú,…
- Thực hiện tầm soát để phát hiện ung thư ngay khi đang ở tuổi 40: Điều này giúp cho bạn ngăn ngừa, loại bỏ cũng như phát hiện ra sớm khi mà tế bào ung thư mới hình thành để từ đó có hướng khắc phục tốt hơn.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, những loại thịt đã chế biến sẵn,… Đặc biệt cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh ung thư.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về trung niên là bao nhiêu tuổi mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng qua những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có những cách nhìn nhận tổng quát hơn về đối tượng này. Hãy nhớ sức khỏe luôn là điều quan trọng nhất nên bạn cần thường xuyên đi thăm khám để có hướng khắc phục phù hợp nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 13 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin
INDembassy là một blog về sức khỏe 24h chuyên cung cấp thông tin về bệnh viêm phế quản, bệnh phổi, ho, các bệnh về đường hô hấp và cách điều trị hiệu quả