Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng dính khớp, vẹo khớp, suy giảm chức năng vận động, thậm chí là tàn tật nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp, là tình trạng 2 phần khớp bị dính liền vào nhau, biểu hiện đặc trưng thường do quá trình vôi hóa cột sống. Bệnh viêm cột sống dính khớp khiến phần khớp không còn khả năng cử động, tạo nên tư thế khác thường trên cơ thể người bệnh, hoặc mất khả năng vận động suốt đời. Khi bị viêm cột sống dính khớp, tình trạng viêm có thể xuất hiện ở các bộ phận khác, mắt là phổ biến nhất.
Được biết, nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm cột sống dính khớp là do di truyền. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, nhóm người mang gen HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp cao hơn so với những người bình thường.
Theo thống kê, nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ giới. Bệnh thường xuất hiện sau độ tuổi thành niên vào những năm đầu tiên.
Triệu chứng viêm cột sống dính khớp
Triệu chứng viêm cột sống thường gặp cụ thế như: Cảm giác đau, nhức,tê bì cứng ở phần lưng dưới hoặc hông, cơn đau có thể lan rộng đến vùng cổ, vùng chậu. Cảm giác tê cứng thường gặp vào mỗi sáng ngủ dậy hoặc không vận động trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt, khi đang nghỉ ngơi mà vận động mạnh, đột ngột, cơn đau càng tăng lên, gây đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh. Theo thời gian, bệnh sẽ càng phát triển nặng hơn, các cơn đau không kéo dài và thường đến đột ngột, thành các đợt.
Viêm cột sống dính khớp, không chỉ tác động đến phần cột sống, những bộ phận sau cũng chịu ảnh hưởng đáng kể:
- Khớp nối giữa xương chậu và cột sống.
- Vùng thấp phía dưới cột sống.
- Dây thần kinh, dây chằng, gân bám vào cột sống cũng chịu tác động.
- Phần khớp ở bả vai và hông.
- Phần xương sụn nối giữa xương ức và xương sườn.
Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, người bệnh thường có dấu hiệu viêm vùng mắt, cụ thể là mắt bị đỏ, chảy nước, sợ ánh sáng, nhìn mờ.
Bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa được không?
Hiện nay, bệnh viêm cột sống chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu tiếp cận đúng cách, thực hiện theo liệu trình điều trị của bác sĩ, duy trì thói quen sống khoa học, có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Các phương pháp hiện nay, chủ yếu tập trung vào việc giảm tê, cứng và đau khớp.
Chính vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh không nên quá lạm dụng các phương pháp chữa trị, chỉ nên duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến hiệu quả giảm đau bị giảm rõ rệt, thay vào đó thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như: Dạ dày, gan, thận,…
Mặt khác, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mang lại rủi ro cao, hiệu quả cải thiện tùy vào khả năng hồi phục của mỗi người, tốn kém chi phí. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi tiến hành thực hiện các phương pháp điều trị.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Biến chứng của viêm cột sống dính khớp
Không chỉ riêng cột sống, nếu người bệnh không tiến hành chữa trị và kiểm soát tình trạng bệnh sớm. Những biến chứng liên quan đến viêm cột sống dính khớp có thể xảy ra, bao gồm:
- Tổn thương do đè ép: Nếu mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, người bệnh có nguy cơ cao gặp tình trạng loãng xương. Xương khớp sẽ yếu đi nhanh chóng, dễ dàng bị tổn thương khi mang vác, vận động mạnh. Thậm chí có thể gãy và chèn ép vào các dây thần kinh, tủy sống, gây đau đớn cho người bệnh.
- Viêm màng bồ đào: Hay còn gọi là viêm mắt, triệu chứng này thường đi kèm với bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Các vấn đề về tim mạch: Tình trạng viêm động mạch chủ có thể xuất hiện, kèm theo đó là van động mạch chủ bị biến dạng.
Điều trị viêm cột sống dính khớp
Điều trị viêm cột sống dính khớp sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính:
- Giảm đau khớp.
- Giảm cứng, tê bì khớp.
- Làm chậm quá trình phát triển của bệnh, phòng tránh sự biến dạng khớp.
Điều trị viêm cột sống dính khớp cần tiến hành sớm, ngay khi bắt đầu những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tránh tình trạng để bệnh lâu ngày gây nên những tổn thương không hồi phục, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp, bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin (Indocin, Tivorbex) hay naproxen (Naprosyn) thường được chỉ định trong việc điều trị viêm cột sống dính khớp.
- Nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc thay thế bằng các chế phẩm sinh học như chất ức chế IL – 17, kháng TNF.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu được chỉ định kết hợp trong quá trình điều trị viêm cột sống dính khớp. Mục đích chính là làm chậm quá trình phát triển của bệnh, tăng độ dẻo dai, tăng khả năng vận động.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là phương pháp sử dụng cuối cùng, khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, phương pháp điều trị thông thường không thể chữa khỏi. Phẫu thuật nhằm mục đích giảm cứng khớp, tăng khả năng vận động khớp, thay khớp nhân tạo nếu cần thiết (thông thường là khớp háng).
- Châm cứu: Phương pháp này nhằm mục đích giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh.
- Một số phương pháp khác: Người bệnh có thể sử dụng phương pháp giảm đau bằng cách xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen sinh hoạt tích cực hơn có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh: Tránh căng thẳng, stress; tránh làm việc quá sức, vận động mạnh; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi; khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm Viêm sụn sườn là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị?
Viêm cột sống dính khớp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh cùng với đó là những biến chứng xuất hiện nhanh chóng, khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi vừa xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần đến những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tiến hành chữa trị kịp thời.
Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Mười, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23