Viêm đa khớp là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Viêm đa khớp là căn bệnh thường gặp ở rất nhất nhiều người, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Viêm đa khớp là gì?

Bệnh viêm đa khớp là một bệnh mạn tính có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, người ở giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, bệnh lý này tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, trung niên và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Đây được xem là một bệnh lý tổng quát trực tiếp liên quan đến các khớp.

Căn bệnh trên khởi phát chủ yếu ở các khớp nhỏ bao gồm khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối,… Bệnh bắt đầu xuất hiện nếu tổn thương diễn ra tại 5 khớp trở lên. Các sụn khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn bị tác động dẫn đến các cơn đau buốt, nhức mỏi dai dẳng.

Viêm đa khớp

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này, trong đó 2 nhóm yếu tố chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Các nguyên nhân thuộc về bệnh lý bao gồm:

  • Viêm các khớp không có tính đối xứng: Viêm khớp vảy nến, gout, viêm khớp phản ứng khi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
  • Viêm các khớp có tính đối xứng: Lupus, viêm khớp Juvenile, viêm tự phát, phản ứng với thuốc.
  • Nhiễm virus: Một số loại virus có thể dẫn đến bệnh lý này gồm virus quai bị, viêm gan, HIV, sởi, Parvovirus và Ros River.
  • Bệnh liên quan đến chuyển hóa: Gout, suy thận, suy gan, thống phong giả.
  • Các bệnh nhân mắc thoái hoá xương khớp (tình trạng bào mòn sụn xương).
  • Bệnh lý nhiễm trùng: Lao, bệnh Whipple, bệnh Well, bệnh Lyme.
  • Tình trạng viêm tại mạch máu: Viêm khớp tế bào (quá trình máu lưu thông trong động mạch bị cản trở) hoặc viêm mạch (hệ miễn dịch tấn công những mạch máu trong cơ thể).
  • Các bệnh liên quan đến nội tiết.

Bên cạnh đó, gen di truyền cũng là yếu tố góp phần gây nên viêm đa khớp. bệnh lý này có tính chất gia đình, nếu bố mẹ mắc bệnh thì nguy cơ di truyền cho con cái là khá cao.

Về nhóm nguyên nhân sinh lý, kết quả thống kê cho thấy, phụ có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn đàn ông và bệnh lý này phổ biến ở nhóm người cao tuổi và trung niên.

Béo phì và hút thuốc lá cũng được xem là yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao, nhất là đối với nữ giới từ 55 tuổi trở xuống.

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Triệu chứng viêm đa khớp

Bệnh lý này thường đặc trưng bởi các cơn đau tại khu vực khớp ngón tay, khớp vai, cột sống, khớp ngón chân, khớp gối,… Vị trí khởi phát cơn đau của từng bệnh nhân có thể không giống nhau, nhưng dấu hiệu chung của những người mắc bệnh này là các cơn đau với mức độ nặng và làm hạn chế khả năng vận động, di chuyển.

Nếu bạn phát hiện bản thân có những triệu chứng sau đây thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám vì rất có thể viêm đa khớp là bệnh lý bạn đang mắc phải:

  • Đau khớp: Cơn đau nhức thường xuất hiện tại cột sống, khớp gối, khuỷu tay, khớp vai, khớp ngón tay, ngón chân,… Các cơn đau này thường diễn ra dai dẳng, kéo dài, bệnh nhân có thể âm ỉ đau suốt đêm và đau tăng lên vào sáng sớm.
  • Cứng khớp: Bệnh nhân mắc bệnh lý này thường gặp khó khăn khi vận động khớp, khó nắm tay chặt, khó gập đầu gối, co duỗi tay chân do lớp sụn ở đầu xương bị tổn thương khiến sự linh hoạt dẻo vốn có bị mất đi.
  • Đỏ da: Tại vị trí viêm có thể có hiện tượng đỏ da, nhất là tại khu vực khớp gối, đầu ngón chân, đầu ngón tay,…
  • Nóng da: Bệnh nhân có thể nhận thấy vùng da tại vị trí khớp bị sưng đau nóng hơn những vùng da khác do ảnh hưởng của phản ứng viêm.
  • Tiếng kêu bất thường trong khớp: Bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục từ trong khớp phát ra khi hoạt động do tình trạng viêm khiến dịch khớp mất đi, khả năng bôi trơn không còn nên các đầu xương bị cọ vào nhau.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với những biểu hiện khác như khó thở, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, sốt,… Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở một số trường hợp bệnh.

Triệu chứng viêm đa khớp

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp được xếp nhóm các bệnh khó điều trị và khá nguy hiểm. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc, vận động và có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân. Một số biến chứng thường gặp bao gồm:

  • Biến dạng khớp: Theo thống kê, có tới 90% bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian dài gặp phải hiện tượng cứng khớp, khó nắm bàn tay hết cỡ, khó hoạt động.
  • Thương tổn thần kinh khu vực ngoại biên: Căn bệnh trên khiến cho quá trình truyền đạt tín hiệu thần kinh từ não tới các cơ quan khác bị ức chế nên rất dễ gây ra các thương tổn thần kinh khu vực ngoại biên.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao: Viêm đa khớp khiến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch của người bệnh cao gấp 4 lần khi so sánh với những người khác. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh lý này gây biến chứng tim mạch ở 30% số bệnh nhân và đe doạ tính mạng của 50% số bệnh nhân đó.
  • Ung thư xương: Ung thư xương là một trong các biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất. Biến chứng này thường khó phát hiện vì các biểu hiện khá giống với các bệnh lý thông thường khác, khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và nguy cơ tử vong cao.
  • Tàn phế, liệt cơ: Căn bệnh trên có thể kéo theo liệt cơ do bệnh nhân bị hạn chế vận động lâu ngày. Tỷ lệ bệnh nhân bị tàn phế, liệt cơ, không thể sinh hoạt và đi lại bình thường lên đến 15%.

Do là bệnh nguy hiểm nên khi có bất cứ dấu hiệu triệu chứng gì nghi ngờ bị mắc bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Điều trị viêm đa khớp

Mục đích của việc điều trị là nhằm giảm đau, giảm viêm, phục hồi khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân. Quá trình điều trị thường diễn ra trong thời gian dài nên bệnh nhân cần được theo dõi, đánh giá, kiểm tra thường xuyên nhằm đạt được hiệu quả trị bệnh tối ưu.

Các biện pháp chữa trị viêm đa khớp được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc (uống hoặc bôi, đắp ngoài da), vật lý trị liệu, các ca bệnh nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật.

Thuốc điều trị bệnh lý này gồm hai loại chính đó là thuốc tân dược (thuốc tây) và thuốc nam. Những loại thuốc này có ưu điểm, nhược điểm riêng mà bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng:

Thuốc chữa viêm đa khớp theo tây y

Các loại thuốc tây có thể phát huy tác dụng giảm đau nhức rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi người bệnh uống thuốc. Mặc dù vậy, chúng chỉ có công dụng điều trị triệu chứng, làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc tây khi được bác sĩ chỉ định, kê đơn, hướng dẫn cụ thể.

Một số loại thuốc tây thường được dùng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này giúp bệnh nhân giảm nhanh các cơn đau đớn, nhức mỏi do bệnh gây ra tại các khớp. Các thuốc thuộc nhóm này là hydrocodone, oxycodone, tramadol, acetaminophen.
  • Thuốc kích thích: Nhóm này bao gồm một số thuốc dạng mỡ và kem có chứa capsaicin hoặc tinh dầu từ cây bạc hà cùng các hoạt chất có tác dụng làm nóng khác.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Loại thuốc này đem đến tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và không gây nghiện. Một số thuốc điển hình thuộc nhóm này là naproxen, diclofenac, ibuprofen, aspirin,…
  • DMARDs – thuốc ức chế miễn dịch: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tấn công vào khớp của hệ miễn dịch. Những thuốc nằm trong nhóm này gồm hydroxychloroquine, methotrexate.
  • Nhóm thuốc bổ sinh học: Infliximab, etanercept, TNF blockers.
  • Corticosteroid: Thuốc chống viêm mức độ mạnh, có thể gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn chuyển hoá; xuất huyết, viêm loét tiêu hoá,… nên chỉ sử dụng khi thuốc chống viêm, giảm đau thông thường không có hiệu quả. Nhóm này bao gồm cortisone và prednisone.

Thuốc chữa viêm đa khớp theo tây y

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam

Khác với thuốc tây, các bài thuốc nam vừa có thể đem đến hiệu quả trị bệnh cao lại vừa an toàn, hầu như không gây ra các tác dụng không mong muốn trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, điểm yếu của thuốc nam là cần thời gian dài để phát huy tác dụng nên quá trình trị liệu thường rất lâu. Người bệnh cần kiên trì áp dụng mới có thể đem lại hiệu như mong muốn.

Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị viêm đa khớp bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc từ cây xấu hổ

Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm rễ của cây xấu hổ với rượu (khoảng 35 đến 45 độ) sau đó rang khô. Tiếp đến, cho rễ đã tẩm rượu vào ấm/nồi với khoảng 600ml nước, sắc đến khi còn khoảng một nửa lượng nước ban đầu. Thuốc này bạn uống 3 lần/ngày, uống liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.

  • Bài thuốc từ lá lốt

Với bài thuốc này, bạn có thể dùng lá lốt tươi (khoảng 15 đến 30g) hoặc lá lốt khô (từ 5 đến 10g) sắc với 2 cốc nước. Sắc đến khi còn khoảng nửa cốc nước. Thuốc sắc xong để cho nguội và dùng để uống sau ăn tối. Kiên trì thực hiện trong 10 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng dần thuyên giảm.

  • Bài thuốc đắp từ ngải cứu, hành và gừng

Giã nát ngải cứu, hành và gừng sau đó xào nóng lên. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vị trí khớp bị sưng đau. Áp dụng hàng ngày trong vòng 7 ngày hoặc đến khi các khớp không còn sưng đau nữa.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh viêm đa khớp mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có thể phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, đúng cách. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Cập nhật mới nhất vào ngày 4 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, có chữa khỏi không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính liên quan đến xương khớp khá phổ biến ở nước ta. Tìm hiểu thêm

đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh do đâu? Phải làm sao?

Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là một bệnh lý mà nhiều người mắc phải ngày nay. Bệnh khiến Tìm hiểu thêm

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?

Viêm khớp cổ tay là một bệnh lý làm mất đi sự linh hoạt ở cổ tay, nếu không chữa Tìm hiểu thêm

Bài tập thể dục tốt cho xương khớp
4 bài tập thể dục tốt cho xương khớp đơn giản, dễ thực hiện

Tập luyện thể dục mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe xương khớp Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *