Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh lý viêm nhiễm ở các khớp do vi khuẩn gây nên. Cụ thể viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Tiêu chuẩn chẩn đoán ra sao? Và phác đồ điều trị bệnh này như thế nào? Tất cả nội dung đó đều sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết sau.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Theo định lý về bệnh học: Viêm khớp nhiễm khuẩn là một dang viêm khớp và nguyên nhân là do sự xâm nhập của các loài vi khuẩn, nấm tạo thành những ổ viêm gây ra những cơn đau dữ dội.
Vi khuẩn xâm nhập được vào khớp có thể do một vết thương nào đó ở khớp hoặc cũng có thể là do đang có một khối viêm khác ở gần khớp và các loại vi khuẩn từ khối viêm đó lan sang khớp gây nên tình trạng viêm khớp. Mặc dù trong cơ thể người có rất nhiều khớp, nhưng khớp gối là vị trí dễ bị viêm khớp do nhiễm khuẩn nhất.
Theo nhiều chuyên gia: Đối tượng dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn thường là trẻ con hoặc người già, vì sức đề kháng của cả hai đối tượng này thường thấp.
Bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời trong khoảng một tuần đầu sau khi có các triệu chứng nhiễm khuẩn đầu tiên. Nếu điều trị sau một tuần thì bệnh sẽ tiến triển nặng và khó trị hơn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành các công đoạn sau: Thăm khám lâm sàng, thực hiện làm các xét nghiệm, chụp hình cận lâm sàng (nếu cần) và cuối cùng là đưa ra chẩn đoán.
Thăm khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và những triệu chứng hiện tại ở người bệnh, trường hợp là bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, các triệu chứng gợi ý sẽ là:
- Sốt
- Sưng, phù
- Nóng, đỏ, và đau
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kèm theo là:
- Ăn không cảm thấy ngon
- Sự khó chịu nhất định
- Nhịp tim có thể nhanh
- Tình trạng bất ổn
Tuy nhiên, các triệu chứng bổ sung này thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, cho nên các bậc phụ huynh phải nên hết sức lưu ý.
Thăm khám cận lâm sàng
Nếu qua quá trình thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có những nghi ngờ về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, thì họ có thể tiến hành một số thăm khám cận lâm sàng như sau:
- Phân tích dịch ở khớp: Việc phân tích dịch ở khớp sẽ đưa ra chính xác nhất bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn hay không. Nếu có, thì loại vi khuẩn đấy là gì?
- Phân tích huyết học, hay phân tích, xét nghiệm máu: Đối với cận lâm sàng phân tích huyết học này, mục đích chính là để kiểm tra xem, nếu vi khuẩn xâm nhập vào các khớp, vậy thì, vi khuẩn có xâm nhập hoặc tồn tại trong máu hay không?
- Chụp hình X-quang nơi xác định viêm khớp: Trên những phim X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá tốt nhất tình trạng viêm của khớp ra sao? Có biến dạng hay tổn thương không?
Chẩn đoán chính xác
Kết hợp từ những triệu chứng qua thăm khám, cũng như những chi tiết về bệnh sử người bệnh kê khai, kết hợp cùng với những kết quả cận lâm sàng đã có. Bác sĩ sẽ cần xác định chính xác bệnh nhân có mắc viêm khớp nhiễm khuẩn hay không.
Sau khi đã đưa ra những nhận định chính xác về bệnh, người bệnh cần phải được điều trị theo phác đồ đã có của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923 977923″]Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Trong bệnh lý viêm khớp nhiễm khuẩn, phác đồ điều trị bệnh sẽ có 3 mục lớn, bao gồm: Nguyên tắc và phương hướng điều trị, điều trị cụ thể và các phương pháp điều trị phối hợp. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc, phương hướng điều trị:
- Chẩn đoán và lựa chọn kháng sinh sớm nhất có thể: Kháng sinh thông thường được dựa vào kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng, cấy dịch khớp, cấy máu và soi tươi dịch, nhuộm gram để tìm ra được vi khuẩn. Đồng thời kết hợp với kinh nghiệm, diễn biến kháng sinh tại cộng đồng, tại cơ sở y tế. Lứa tuổi và đường lây nhiễm cũng cần phải xem xét.
- Trong các loại kháng sinh sử dụng, bác sĩ thông thường cần chỉ định một loại kháng sinh dùng đường mạch, thời gian có thể kéo dài từ 4 cho đến 6 tuần nếu cần thiết.
- Dẫn lưu dịch hay mủ khớp. bất động tạm thời khớp viêm và nếu thực sự cần thiết có thể xem xét can thiệp ngoại khoa để điều trị.
Điều trị cụ thể
Điều trị kháng sinh là chính, với hai phương án điều trị như sau:
Nhiễm khuẩn không do lậu cầu
Dựa vào kết quả cấy máu, soi gram tìm kiếm vi khuẩn, ta sẽ có những trường hợp sau:
- Cầu khuẩn gram dương: Dùng ngay kháng sinh oxacillin hoặc nafcillin 2g mỗi 6 giờ dùng một lần và không dùng quá 8g/ngày. Hoặc cũng có thể dùng clindamycin 2,4g dùng tiêm mạch chia làm 4 lần/ngày.
- Nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn gram âm đường ruột: Thường sẽ sử dụng cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường tiêm tĩnh mạch trong khoảng 3-4 tuần. hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon, điển hình có: Levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch và cũng có thể uống cách nhau một ngày 24 giờ.
- Nhiễm trực khuẩn mủ xanh: Sử dụng phối hợp kháng sinh hai nhóm là: Aminoglycosid cùng với ceftazidim 1g mỗi 8 giờ. Hoặc cũng có thể với mezlocillin 3g tĩnh mạch mỗi 4 giờ.
- Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, tiếp theo sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon, điển hình là ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim.
Nhiễm khuẩn do lậu cầu
- Nếu lậu cầu nhạy cảm với penicillin: Dùng amoxicillin uống 1500mg/ngày chia làm 3 lần. Hoặc dùng ciprofloxacin 1000mg uống/2 lần/ngày.
- Đối với lậu cầu kháng thuốc penicillin: Ta có thể dùng ceftriaxone 1g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cách nhau khoảng 24 giờ. Sau khoảng 7 ngày, có thể dùng ciprofloxacin 500mg uống/hai lần/ngày.
- Nếu có bội nhiễm Chlamydia trachomatis: Phải phối hợp kháng sinh uống doxycyclin 100mg 2 lần/ngày hoặc tetracyclin 500mg 4 lần/ngày.
Kết hợp với dùng kháng sinh khác
- Dẫn lưu, hút dịch mủ trong khớp
- Nội soi hút mủ hoặc rửa khớp
- Ngoại khoa, phẫu thuật lấy mủ, vệ sinh khớp
Xem thêm
- Viêm đa khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và nên ăn gì?
- Viêm khớp vảy nến tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị
- Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?
- Viêm khớp ngón tay bao lâu thì khỏi? Cách điều trị
Với phác đồ điều trị kể trên, cùng những thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn đọc sức khỏe
Cập nhật mới nhất vào ngày 28 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23