Viêm khớp vảy nến tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Viêm khớp vảy nến là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, còn khiến vùng da xung quanh trở nên sần sùi, xấu xí. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và cách điều trị bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Viêm khớp vảy nến là gì?

Bệnh thường xuất hiện ở những người bị mắc bệnh vảy nến lâu ngày. Bệnh phát triển và đi sâu vào tế bào da, gây nên tình trạng viêm khớp. Theo thống kê, có 10 – 30% người bị vảy nến mắc bệnh viêm khớp vảy nến.

Bệnh sẽ bắt đầu bằng dấu hiệu xuất hiện vảy nến trên da, sau một thời gian mới xuất hiện cơn đau khớp. Để biết được mình có đang mắc căn bệnh này hay không, người bệnh có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau:

  • Da bị tổn thương: Da bị bong, tạo lớp sừng, vảy trắng dễ bong tróc, dưới lớp sừng có hiện tượng viêm đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da bị tổn thương thường bắt đầu với đường kính khoảng vài mm sau đó lan rộng nhanh chóng, khiến vùng da trở nên sần sùi. Tổn thương da thường gặp ở tay chân và ở một số vùng kín như: Kẽ mông, da đầu, rốn, dưới vú, háng, trong khủy tay, khủy chân,….
  • Tổn thương khớp: Người bệnh có cảm giác đau trong các khớp, xuất hiện tình trạng sưng khớp, cứng khớp, khớp không đối xứng. Tổn thương khớp thường gặp ở vùng ngón tay hoặc ngón chân.
  • Loạn dưỡng móng: Dấu hiệu bong móng, móng sinh tầng, móng yếu, xuất hiện chấm nhỏ, móng trắng đục, móng vàng… Tình trạng này chiếm tỷ lệ 80% ở những người bị viêm khớp vảy nến.
  • Một số biểu hiện hiếm gặp có thể xảy ra: Loét niệu đạo, loét miệng, viêm mống mắt, viêm kết mạc, hở van động mạch chủ,…

Viêm khớp vảy nến

Nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến

Đây là bệnh được xếp vào các loại bệnh tự miễn, rất khó có thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Theo những thống kê khoa học mới đây, căn bệnh này có thể bắt nguồn từ những yếu tố như:

  • Do môi trường: Môi trường độc hại, kém chất lượng, thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, môi trường chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh,….
  • Do yếu tố di truyền: Theo thống kế, có khoảng 40% những người mắc bệnh vảy nến đều có tiền sử những người thân trong gia đình từng mắc bệnh.
  • Độ tuổi: Bệnh viêm khớp vảy nến thường xảy ra đối với những người ở độ tuổi 30 – 50, tỷ lệ cân bằng ở cả nữ giới và nam giới.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Xem thêm Viêm đa khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và nên ăn gì?

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến được thực hiện theo tiêu chuẩn CASPAR (CLASsification criteria for Psoriatic ARthritis): Tiêu chuẩn này được thực hiện khi người bệnh có những dấu hiệu vảy nến, được đánh giá theo thang điểm, từ 3 điểm trở lên thì có thể tiến hành thực hiện chẩn đoán theo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn có độ nhạy 93%, độ chuyên 80%.

Thang điểm cho dấu hiệu bệnh viêm khớp vảy nến:

  • Vảy nến đang hoạt động (2đ).
  • Tiền sử bản thân vảy nến (1đ).
  • Tiền sử gia đình vảy nến  (1đ).
  • Tổn thương vảy nến móng (1đ).
  • RF (-).
  • Viêm ngón hay tiền sử viêm ngón (1 đ).
  • Hình thành gai xương quanh khớp trên XQ (1 đ).

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn và không thể hồi phục, gây nên tình trạng thiếu khớp, tàn phế suốt đời.

Vì bệnh gây nên tổn thương cả trên da và khớp, nên người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị được đưa ra. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc: Kết hợp sử dụng giữa thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Các dòng thuốc cơ bản như: methotrexate hoặc/và các chế phẩm sinh học.
  • Giáo dục bệnh nhân: Giáo dục đời sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày để giữ vệ sinh và an toàn cho vị trí bị vảy nến, tránh hiện tượng vảy nến lan rộng.
  • Vật lý trị liệu: Hồi phục chức năng vận động của khớp, điều chỉnh khớp, giảm tình trạng sưng, cứng khớp.
  • Corticosteroid điều trị tại chỗ: Điều trị tại chỗ bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp, chỉ định cho các trường hợp viêm khớp vảy nến nặng, sưng, đau, đã điều trị thuốc kháng viêm không steroid nhưng không hiệu quả.

Điều trị viêm khớp vảy nến muốn có hiệu quả, cần phải tuân theo và đi sát theo phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Không tự ý thực hiện các phương pháp tại nhà, theo mách bảo, dừng hoặc đổi thuốc.

Bệnh nhân phải thực hiện kiểm tra và xét nghiệm định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh: Xét nghiệm tốc độ máu lắng, tế bào máu ngoại vi, SGOT, SGPT, creatinin. Trong 2 tháng đầu, thực hiện 2 lần 1/ tháng. 3 tháng tiếp theo, 1 lần/1 tháng. Sau đó thực hiện 1 lần/3 tháng, duy trì theo định kỳ.

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến

Lưu ý khi điều trị viêm khớp vảy nến

Người bệnh cần hiểu rằng, các phương pháp điều trị chỉ kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng bệnh, không thể chữa dứt điểm. Đặc biệt, bệnh viêm khớp vảy nến rất dễ tái phát, nếu người bệnh không chú ý với các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Một số lưu ý người bệnh cần quan tâm, đó là:

  • Chú ý bảo vệ khớp, tránh mang vác, vận động nặng, tác động trực tiếp đến khớp.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định, khám định kỳ và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp tình trạng dị ứng, tác dụng phụ với thuốc.
  • Để giảm đau, giảm sưng, người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng, chườm lạnh. Thực hiện chườm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần chườm từ 20 – 30 phút.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân tạo áp lực cho khớp.
  • Ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, giảm các đồ ăn chứa nhiều calo, dầu mỡ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, giúp cải thiện chức năng khớp.
  • Tránh suy nghĩ tiêu cực, stress, căng thẳng, có thể tập Yoga, thiền để cho đầu óc thư thái, giảm đau đớn, mệt mỏi.

Có thể bạn quan tâm:

Có thể thấy rằng, viêm khớp vảy nến là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn cần tiến hành khám và tiến hành điều trị theo phác đồ phù hợp.

Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Ăn gì tốt cho xương khớp
Ăn gì tốt cho xương khớp giúp xương chắc khỏe hơn?

Ăn gì tốt cho xương khớp là một vấn đề mà nhiều người muốn được giải đáp. Nếu biết cách Tìm hiểu thêm

Viêm khớp phản ứng là gì
Viêm khớp phản ứng là gì? Có nguy hiểm và bao lâu khỏi?

Chúng ta lại ít được nghe đến hay có hiểu biết về “viêm khớp phản ứng”, một loại bệnh có Tìm hiểu thêm

Chữa thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc hiệu quả bất ngờ

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng và Tìm hiểu thêm

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống do đâu?

Các khớp gối đóng một vai trò quan trọng giúp cho khả năng vận động của mỗi chúng ta được Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *