Viêm mũi chảy máu xảy ra khi niêm mạc mũi bị tổn thương, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan, không chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy viêm mũi chảy máu do đâu, cách khắc phục như thế nào?
Viêm mũi chảy máu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở mũi như chảy máu cam hay bị ngã… Tuy nhiên viêm mũi chảy máu lại là một tình trạng khác, có liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe.
Viêm mũi chảy máu là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc mũi, các mạch máu bị xây xước hoặc bị rách dẫn tới hiện tượng chảy máu mũi. Tác nhân gây chảy máu mũi thường liên quan đến các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, dị dạng mạch máu, thậm chí nghiêm trọng hơn là khối u trong mũi. Ngoài ra thì mũi có thể bị viêm và chảy máu do các tác nhân bên ngoài như không khí ô nhiễm, khói bụi, thời tiết…
Nguyên nhân viêm mũi chảy máu
Cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân gây viêm mũi chảy máu:
- Mũi có khối u hoặc nhiễm trùng xoang: Mũi chảy nhiều máu kèm dịch xoang từ hốc mũi khiến dịch chảy ra có màu máu đậm và rất hôi. Nếu có dấu hiệu này thì rất có thể người bệnh bị nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u trong mũi. Người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra bằng cách nội soi hoặc chụp cắt lớp.
- Viêm mũi dị ứng thông thường: Viêm mũi dị ứng gây ra do các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, không khí ô nhiễm, khói bụi… Bệnh này ít khi gây chảy máu mũi, nếu có thì cũng chảy với lượng máu rất ít. Khi bị viêm mũi dị ứng, các mao mạch ở niêm mạc mũi bị kích ứng khi hắt xì quá nhiều, gây vỡ mao mạch và chảy máu. Bệnh nhân có thể thấy máu kèm dịch nhầy khi lau bằng khăn.
- Tăng huyết áp: Viêm mũi chảy máu cũng có thể xảy ra trong trường hợp huyết áp tăng quá cao và đột ngột, gây xuất huyết ở mũi hoặc phía trong đường hô hấp.
- Ung thư vòm họng: Nguyên nhân này ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Bệnh nhân ung thư vòm họng thường xuyên bị chảy máu mũi, kèm theo các triệu chứng như ù tai, ngạt mũi nặng, chảy nước mũi, khả năng nghe kém…
- Bệnh về máu: Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, cần đến khám và xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên khoa huyết học để đề phòng các bệnh về máu như ung thư máu.
- Polyp mũi: Niêm mạc mũi xuất hiện các khối u tăng sinh, khiến người bệnh gặp phải tình trạng ngạt mũi, khó thở, đau đầu, ù tai, thính lực giảm, mũi biến dạng… Nếu bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến vỡ vách ngăn xoang mũi, dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi hoặc dỉ mũi có kèm máu.
- Viêm loét mũi: Đây là căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, cộng với các tác động bên ngoài như ngoáy mũi, dụi mũi thường xuyên tạo thành bệnh viêm mũi mãn tính, viêm nấm mũi… Bệnh khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương, gây xung huyết và dễ chảy máu.
- Thiếu hụt vitamin: Một số trường hợp viêm mũi chảy máu có liên quan đến tình trạng thiếu hụt các vitamin C, P, K.. thuộc nhóm vitamin có tác dụng khiến thành mạch máu dẻo dai và bền chắc.
Xem thêm Viêm mũi dị ứng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, có lây không
Viêm mũi chảy máu có nguy hiểm không?
Viêm mũi chảy máu không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu mũi liên tục sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu máu não, làm giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Viêm mũi chảy máu kéo dài có khả năng gây ra polyp mũi, viêm xoang, tổn thương cuống họng… Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm mũi chảy máu dễ mắc chứng ngáy ngủ, thiếu oxy lên não, từ đó chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nghiêm trọng hơn, viêm mũi chảy máu còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư máu…
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Chữa viêm mũi chảy máu cam
Khi bị viêm mũi chảy máu, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý, giúp làm sạch mũi, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp bệnh nhân mau lành bệnh. Hạn chế tối đa ngoáy mũi.
- Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch đờm nhầy
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên hoa quả và rau xanh, các loại chứa nhiều vitamin C. Hệ miễn dịch cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa và mùa lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại như khói bụi, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật, hoá chất… giúp giảm kích ứng mũi. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để ngăn chặn tác động của môi trường bên ngoài.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng viêm mũi chảy máu, bệnh nhân nên đến khám ở các chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn tốt hơn, từ đó có hướng điều trị bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả không đáng có.
Viêm mũi chảy máu có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mũi chảy máu có thể khắc phục hoàn toàn bằng việc điều trị viêm mũi kết hợp với xử lý triệu chứng chảy máu cam. Bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bằng Tây y hoặc đông y, các bài thuốc dân gian… miễn là có hiệu quả. Tình trạng tiến triển tốt khi niêm mạc mũi hết tổn thương, tình trạng viêm mũi chấm dứt, theo đó hiện tượng chảy máu cam cũng được khắc phục.
Viêm mũi chảy máu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên hay gặp nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là hai đối tượng có hệ miễn dịch kém hơn bình thường nên dễ chịu những tác động bên ngoài gây viêm nhiễm hô hấp và xuất huyết mao mạch. Do đó dấu hiệu viêm mũi chảy máu có thể không phải là căn bệnh gây nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ có thai nhưng cũng không nên coi thường mà vẫn phải theo dõi và có biện pháp điều trị tích cực.
Với các đối tượng khác, viêm mũi chảy máu có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng khác, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.
Xem thêm Viêm mũi có mủ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa
Viêm mũi chảy máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Bệnh nhân bị viêm mũi chảy máu cần theo dõi các biểu hiện và điều trị kịp thời, tránh mất máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.
Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Mười, 2020 bởi admin
INDembassy là một blog về sức khỏe 24h chuyên cung cấp thông tin về bệnh viêm phế quản, bệnh phổi, ho, các bệnh về đường hô hấp và cách điều trị hiệu quả