Viêm phổi có nên truyền nước không?

Truyền nước từ lâu đã là một phương pháp hỗ trợ trong chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy viêm phổi có được truyền nước không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này. Việc truyền nước nếu không đúng cách cơ thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cùng chúng tôi đi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm phổi có nên truyền nước không?

Mỗi khi mắc phải một căn bệnh nào đó gây suy nhược cơ thể thì điều đầu tiên được họ nghĩ đến chính là truyền nước. Đối với căn bệnh viêm phổi cũng vậy, khi không may bị mắc phải thì người bệnh cũng có xu hướng truyền nước – truyền dịch. 

Viêm phổi có nên truyền nước không?

Tuy nhiên theo như khuyến cáo của các chuyên gia trong ngành thì bệnh viêm phổi tốt nhất là nên hạn chế việc truyền nước, chỉ truyền trong trường hợp nhận được sự chỉ định cấp thiết của bác sĩ mà thôi. 

Đối với trẻ em thì việc truyền nước khá nguy hiểm. Nó có thể tạo nên áp lực đến tim lớn, phổi làm việc quá tải từ đó dẫn đến nguy hiểm khôn lường. Còn đối với người già mà có thận yếu thì việc truyền nước không đúng có thể gây ra hiện tượng tai biến hoặc là phù não. Một vài biến chứng nguy hiểm do truyền nước khi viêm phổi bao gồm:

  • Tắc mạch ở phổi: Biến chứng này chỉ xảy ra khi nhân viên truyền nước bất cẩn để cho không khí lọt trong dây truyền nước. Từ đó nó sẽ đi vào lòng mạch, làm cho bệnh nhân gặp phải hiện tượng khó thở đột ngột, không phát hiện kịp thời có thể tử vong.
  • Bị sốc nước: Đây là tình trạng nguy hiểm và dễ gặp nhất mỗi khi truyền nước. Bệnh nhân sẽ thấy khó thở, mặt tím tái, huyết áp tụt, lạnh,… Việc này xảy ra do tốc độ truyền nước nhanh hoặc ảnh hưởng bởi dây truyền.
  • Bị phù phổi cấp: Trường hợp này xảy ra khi truyền một lượng nước khá lớn. Nó sẽ làm cho phổi và tim quá tải, làm việc không kịp. Nhận biết hiện tượng này bằng việc khó thở, sắc mặt thay đổi, tức ngực.

Nên truyền nước cho người bị viêm phổi khi nào?

Như đã đề cập người bệnh chỉ nên truyền nước khi nhận được chỉ định của bác sĩ.  Y khoa đã chia truyền nước thành 3 dạng chính. Dạng thứ nhất là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như glucose, vitamin, chất béo. Dạng thứ hai là cung cấp nước cùng một số chất điện giải và dạng thứ ba là dạng bù huyết tương, dextran, albumin,….

Một số trường hợp phổ biến được chỉ định cần truyền nước bao gồm:

  • Người bệnh bị suy nhược cơ thể dạng nặng, đi ngoài – nôn nhiều dẫn đến mất nước hay người bệnh bị sốt cao cũng như sau hậu phẫu.
  • Những trường hợp bệnh nhân cần bổ sung nhanh một số chất đặc biệt như huyết tương, dextran.
  • Trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin, mất ngủ ăn không ngon thì việc truyền nước hoa quả sẽ phần nào tác động tốt đến sức đề kháng và kích thích ăn ngon miệng hơn.

Những lưu ý khi truyền nước cho người bị viêm phổi

Đối với những trường hợp truyền nước, để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như giảm thiểu các biến chứng xảy ra thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Điều tối quan trọng chính là cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được phép tự mình đến các cơ sở y tế chưa cho phép để truyền dịch.
  • Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng vì tại đó luôn trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc chống sốc phòng trừ việc ngoài ý muốn và có thể ứng biến tốt trong mọi trường hợp.
  • Lời khuyên là nên đảm bảo an toàn nhất trước khi truyền bằng việc kiểm tra tổng quát về nhịp tim, phổi và làm một vài xét nghiệm liên quan khác.
  • Với những trường hợp người lớn tuổi đã từng có tiền sử mắc bệnh liên quan đến tim, não hoặc thận thì nên đặc biệt lưu tâm khi truyền nước.
  • Với những trường hợp là trẻ em nếu tình trạng viêm phổi nặng hoặc bị nhiễm trùng thì tốt nhất không nên truyền dịch.

Trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không?

Bên cạnh câu hỏi viêm phổi có nên truyền nước không thì thắc mắc trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không cũng nhận được nhiều sự quan tâm khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng khi trẻ mắc viêm phổi rồi thì sẽ không tái phát lại lần hai vì đã tạo ra sự miễn dịch cho nên cũng chẳng cần tiêm phòng.

Trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không?

Tuy nhiên nhận định này là hoàn toàn sai lầm vì vi khuẩn có đa dạng các chủng loại và nếu bạn không có cách phòng ngừa thì nguy cơ tái phát là rất cao. Việc tiêm phòng cho trẻ là điều cần thiết và nên làm. Nó không những giúp cho trẻ tăng sức đề kháng mà còn giúp tạo ra hệ miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Thời gian tiêm phòng cho trẻ là:

  • Trẻ từ 1,5 – 6 tháng tuổi: Mũi thứ nhất lúc 1,5 tháng tuổi, mũi thứ hai cách khoảng 2 tháng sau và mũi cuối là lúc trên 6 tháng.
  • Trẻ dưới 11 tháng tuổi: Tiêm mũi thứ nhất là mũi bắt đầu tiêm cho trẻ, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng và mũi thứ 3 là lúc trên 1 tuổi. Tuy nhiên mũi 2 & 3 cách nhau khoảng 3 tháng.
  • Trẻ khoảng từ 1 – 5 tuổi: Nếu như trước khoảng thời gian này chưa từng tiêm phòng thì nên thực hiện tiêm khoảng 2 liều và mỗi liều sẽ cách nhau khoảng 2 tháng.

Bên cạnh việc tiêm phòng thì bố mẹ cũng nên giữ cho trẻ tránh một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm đó là môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, đồ ăn lạnh và vấn đề thay đổi thời tiết. Ngoài ra bố mẹ cũng nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra việc tiêm phòng cũng có thể dẫn đến một số phản ứng phụ nổi bật như sốt, chỗ tiêm bị sưng tấy, ăn không ngon miệng,… Hoặc nghiêm trọng hơn là bị co giật, khó thở, sốt cao 39°, tiêu chảy,… Bố mẹ cần lưu ý để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Xem thêm Viêm phổi ở người già có đáng lo ngại không?

Trên đây là một số thông tin liên quan đến viêm phổi có nên truyền nước không và trẻ bị viêm phổi có nên tiêm phòng không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn lượng kiến thức hữu ích nhất để từ đó phòng tránh được những nguy hiểm tác động đến sức khỏe của mình và gia đình.

Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Tám, 2020 bởi admin

viêm phổi nên ăn gì
Bị viêm phổi nên ăn gì? Ăn cháo, ăn hoa quả hay ăn yến

Chế độ ăn uống có mối liên quan mật thiết đối với sức khỏe mỗi người, đặc biệt là khi Tìm hiểu thêm

viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng là gì? Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị

Viêm phổi cộng đồng là một bệnh lý đường hô hấp thông thường và rất dễ gặp. Bệnh có những Tìm hiểu thêm

Chữa viêm phổi bằng thuốc Nam
Chữa viêm phổi bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả

Chữa viêm phổi bằng thuốc nam là một trong những cách nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Tìm hiểu thêm

Viêm phổi bệnh viện gây nên rất nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm
Viêm phổi bệnh viện là gì? 3 nguyên tắc phòng ngừa cơ bản

Viêm phổi bệnh viện là một trong những bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhất trong Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *