Viêm phổi hít là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng với những triệu chứng ban đầu khá phức tạp và khó có thể kiểm soát. Vậy viêm phổi hít là gì, nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng và cách điều trị ra sao?, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở bài viết ngay sau đây.
Viêm phổi hít là gì?
Viêm phổi hít (hay còn được gọi bằng cái tên: viêm phổi sặc) là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở phổi. Tình trạng bệnh lý sẽ có những diễn biến phức tạp tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, cơ địa và sức đề kháng của người bệnh.
Người bệnh sau khi hít phải một lượng lớn các chất như hóa chất độc hại, nước, dị vật, thức ăn,… vào trong lá phổi thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường máu,.. sẽ gây ra các tình trạng tổn thương hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không kịp thời điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng phức tạp, khó kiểm soát.
Nguyên nhân viêm phổi hít
Mấu chốt cơ bản của bệnh chính là do sự tác động của các loại vật chất (bao gồm thức ăn, dị vật, dịch tiết của cơ thể,…) tràn vào bên trong phổi và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Chính vì thế, có thể khái quát nguyên nhân viêm phổi hít như sau:
- Trong quá trình ăn uống bị sặc thức ăn, nước,..
- Hít phải những chất lạ, hóa chất độc hại
- Rối loạn chức năng vận động, phản xạ nhai – nuốt gặp vấn đề ở người già, người khuyết tật, bệnh nhân sau khi bị tai biến,…
- Trào ngược dạ dày khiến các dịch vị có nguy cơ tràn vào phổi
- Xuất hiện lỗ dò giữa ống thông khí quản và phần thực quản hoặc giữa đường hô hấp và đường thở
- Chịu ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu, bia, … khiến cơ thể không đủ tỉnh tạo, phần cơ họng không được kiểm soát có khuynh hướng dãn ra làm các phần thức ăn, nước bọt, dịch vị tràn xuống phổi.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi hít
Trong thực tế, bệnh viêm phổi hít rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, phổi bởi các triệu chứng khá đa dạng. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu, triệu chứng nhận biết cơ bản của bệnh là:
- Xuất hiện tình trạng khó thở, thở nhanh, thở gấp, thở nặng mỗi khi di chuyển hoặc vận động mạnh
- Có tiếng khò khè ở lồng ngực khi bệnh nhân thở
- Ho kéo dài, có thể là ho khan, ho có đờm, ho kèm theo chất dịch nhầy,….
- Sốt cao
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh
- Môi và đầu các ngón tay, ngón chân trở nên thâm tím
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Hãy cùng các chuyên gia của INDembassy tìm hiểu kĩ hơn về bệnh viêm phổi
Chẩn đoán viêm phổi hít
Dựa vào các triệu chứng của bệnh lý, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm lâm sàng để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi hít, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm phần dịch vị, đờm (nếu có): Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện được các loại vi khuẩn, virus có trong phần dịch vị, phần đờm,.. và theo dõi được quá trình phát triển của chúng.
- Kiểm tra độ bão hòa oxy có trong máu: Xác định mức độ oxy có trong cơ thể để kiểm tra sự thừa-thiếu oxy, đây là điều vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh viêm phổi hít.
- Chụp X-quang phổi: Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí nhiễm trùng, mức độ tổn thương của phổi.
- Chụp CT: Đối với những bệnh nhân có tình trạng phức tạp, chụp CT sẽ cho ra kết quả chi tiết hơn, hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và đưa ra phác đồ hiệu quả.
- Nội soi phế quản: Kiểm tra các thương tổn do dị vật gây nên và quan sát xem còn có các dị vật, hợp chất lạ gì trong thành phế quản hay không.
- Nghe lồng ngực
Viêm phổi hít phải làm sao?
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cơ bản và chẩn đoán được chính xác tình trạng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết cho từng người bệnh. Trước tiên, điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là loại bỏ các triệu chứng nặng, cấp tính như khó thở, sốt cao, ho kéo dài,.. Điều này sẽ giúp bệnh nhân ổn định sức khỏe và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm sau này.
Phương pháp điều trị Tây Y
- Giúp đường thở, khu vực thành phế quản được thông thoáng để loại bỏ các dị vật và chất dịch nhầy,.. bằng cách sử dụng máy hút đờm, nếu tình trạng bệnh nặng thì cần phải đặt nội khí quản.
- Kết hợp sử dụng máy thở oxy để điều hòa nhịp thở, giúp bệnh nhân có thể thở và ổn định hơi thở một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh có tác động tiêu viêm, chống nhiễm trùng như Acinetobacter baumannii, Preudomonas, Enterobacteriacae,… Ngoài ra có thể kết hợp thêm các loại thuốc hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng, chống phù nề,…
Phương pháp điều trị Đông Y
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây Y, bệnh viêm phổi hít cũng hoàn toàn có thể điều trị triệt để bằng phương pháp Đông Y với sự an toàn, lành tính rất cao. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn với mức độ phục hồi tùy theo cơ địa và tình trạng của từng bệnh nhân.
Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông Y như sau:
- Bài thuốc 1: Mạch môn (15g), sinh địa (20g), kim ngân hoa (20g), huyền sâm (20g), địa cốt bì bì (16g), sa sâm (16g), hoàng liên (12g), thạch xương bồ (5g)
- Bài thuốc 2: Hoàng liên (16g), hoàng bá (16g), tang bạch bì (12g), bối mẫu (6g), sài đất (16g), trúc như (8g), cỏ mần trầu (20g)
- Bài thuốc 3: Kim ngân (20g), tang bạch bì (20g), bồ công anh (20g), kinh giới (16g), trúc như (8g).
Kiên trì sử dụng từ 1-3 tuần để có kết quả tốt
Các loại thảo dược được sử dụng đều có thành phần đến từ thiên nhiên, vô cùng an toàn và lành tính, đặc biệt không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người bệnh. Nguyên lý trị bệnh của các loại thuốc Đông Y sẽ là đào thải các loại độc tố ra khỏi cơ thể, ức chế virus, kháng viêm, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng.
Các bạn sắc thuốc trong nồi đất, cho một lượng nước ngập đến 2 đốt ngón tay và sắc trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Uống 2-3 lần/ ngày, liên tục từ 2 tuần để có kết quả tốt.
Một dạng viêm phổi mà bạn cũng cần tìm hiểu là viêm phổi thùy
Cao Bổ Phế: Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi hít an toàn bằng thảo dược
Trong điều trị viêm phổi hít, sau khi cấp cứu người bệnh kịp thời khỏi cơn nguy cấp bằng các biện pháp chuyên biệt thì có thể phối hợp dùng thuốc Đông y để điều trị các triệu chứng về lâu dài. Tiên phong trong điều trị bệnh viêm phổi hiện nay có bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường, người bệnh có thể tham khảo thêm.
Cao Bổ Phế là bài thuốc hội tụ 8 vị thảo dược được ví như “bát vị bình phế” trong Đông y là: Trần bì, Cát cánh, La bạc tử, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Bách bộ, Cải trời, Kinh giới. Trong đó, chủ dược chính – mũi nhọn tấn công là vị Trần bì với công dụng bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, tiêu đàm ẩm, phế khí, giảm ho.
Để vị thuốc này phát huy tối đa công dụng, 7 vị thảo mộc còn lại được gia giảm kết hợp trong một “tỷ lệ vàng” để hiệp đồng sức mạnh, giải quyết triệt để các mục tiêu trong điều trị:
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm viêm nhiễm gây ho đờm, khó thở, đau tức ngực.
- Hỗ trợ cơ thể tăng cường sản sinh các kháng thể quan trọng nhằm tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Hồi phục chức năng của tỳ, phế, thận để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát.
Lộ trình điều trị bệnh phụ thuộc rất lớn vào tình trạng thực tế
Chia sẻ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết nhất!
Nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, ứng dụng phác đồ khoa học trong điều trị và sự tư vấn tận tình của đội ngũ y bác sĩ mà hàng ngàn người bệnh đã được chữa khỏi bệnh viêm phổi nhờ bài thuốc Cao Bổ Phế. Thành công này đã góp phần giúp nhà thuốc Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” do chính người tiêu dùng bình chọn.
Tham khảo một số trường hợp tiêu biểu trong điều trị:
- Anh Hồ Mạnh chung
- Chú Nghiêm Văn Chấn
Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều những kiến thức để điều trị bệnh viêm phổi hít hiệu quả. Chúc các bạn và gia đình sẽ luôn dồi dào sức khỏe và gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, bạn bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc theo yêu cầu của độc giả:
Cập nhật mới nhất vào ngày 19 Tháng Tám, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23