Trong một số trường hợp, xét nghiệm trào ngược dạ dày được xem là cần thiết giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Vậy cụ thể có những phương pháp xét nghiệm nào? Khi làm xét nghiệm có điều gì cần lưu ý hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Tại sao cần xét nghiệm trào ngược dạ dày?
Tại sao lại cần phải làm xét nghiệm này? Đây thực sự là một vấn đề được khá nhiều người đặt ra khi nhắc tới xét nghiệm trào ngược dạ dày. Bởi lẽ, đối với nhiều người, trào ngược dịch vị dạ dày là một hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm gì cả. Do đó, họ cho rằng điều này không cần thiết.
Trên thực tế, hiện tượng trào ngược mặc dù diễn ra phổ biến và ban đầu không gây quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên về lâu dài, cơ thể sẽ dần xuất hiện những biến chứng mà bạn không thể lường trước được. Thậm chí bạn có thể mắc ung thư thực quản chỉ vì trào ngược dạ dày.
Chính bởi điều này mà việc làm xét nghiệm khi dạ dày có bất thường được xem là vô cùng cần thiết. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các y bác sĩ sẽ biết được chính xác hiện trạng tình hình bất ổn của bạn có phức tạp hay nghiêm trọng hay không. Từ đó, bạn sẽ được tư vấn điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà để nhanh chóng cải thiện sức khỏe tốt nhất.
Xét nghiệm trào ngược dạ dày khi nào?
Thông thường bạn sẽ đi khám bệnh khi bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu, biểu hiện bất thường. Và tương tự với việc làm xét nghiệm hiện tượng trào ngược dạ dày cũng vậy. Bạn nên đi làm xét nghiệm khi nhận thấy những thay đổi bất thường rõ rệt của cơ thể. Lúc này cơ thể đang cảnh bảo với bạn rằng bạn đang không khỏe và cần được thăm khám ngay. Do đó, đừng tìm bất kỳ lý do gì để trì hoãn điều này nhé. Vậy cụ thể những bất thường nào xảy ra khiến bạn cần đi làm xét nghiệm?
- Cổ họng bắt đầu xuất hiện cùng lúc các vấn đề: đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, khàn tiếng, xuất hiện chứng hôi miệng, viêm họng, ho
- Những cơn ợ hơi, ợ chua, ợ nóng bắt đầu xảy ra với tần suất thường xuyên hơn
- Bạn thường xuyên bị buồn nôn hoặc nôn
- Đôi khi có cảm giác đau tức ngực
Đây chính là những triệu chứng đặc trưng của trào ngược dịch vị dạ dày. Nếu bạn đang gặp phải một vài các triệu chứng trong số này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhé.
Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày
Làm sao để làm xét nghiệm trào ngược dạ dày hay những phương pháp nào sẽ được các bác sĩ sử dụng để khám dạ dày của bạn? Đây được xem là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi muốn sử dụng dịch vụ này. Bởi lẽ có nhiều phương pháp thăm khám, xét nghiệm có thể gây đau nên người bệnh khá chần chừ về mặt tâm lý. Họ cần biết trước điều này để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.
Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp được sử dụng để xét nghiệm trào ngược dịch vị dạ dày. Tùy vào thể trạng và tình hình khám lâm sàng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với bạn. Một số phương pháp chúng ta có thể kể đến như là:
- Kiểm tra thể chất
- Kiểm tra nồng độ acid trong dịch vị dạ dày
- Chụp X- quang có cản quang để xét nghiệm
- Đo áp lực trong thực quản người bệnh
- Nội soi để xét nghiệm bệnh
- Kiểm tra nồng độ pH trong thực quản
- Phương pháp ghi điện trở kháng trong lòng thực quản
- …
Lưu ý khi xét nghiệm trào ngược dạ dày
Khi có ý định làm xét nghiệm trào ngược dạ dày, bạn đọc cần ghi nhớ 1 số những lưu ý quan trọng được đề cập dưới đây. Những lưu ý này sẽ giúp bạn có được kết quả xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó bạn có thể hiểu rõ được tình trạng của mình và tiếp nhận điều trị hiệu quả.
- Lưu ý đầu tiên dành cho bạn là phải tìm địa chỉ thăm khám, làm xét nghiệm thật uy tín. Những địa chỉ uy tín mới có những bác sĩ chuyên môn giỏi và có những máy móc, công nghệ hiện đại. Điều này sẽ đảm bảo giảm khả năng sai sót trong xét nghiệm và chẩn đoán 1 cách tối đa.
- Khi đi làm xét nghiệm, trong khâu thăm khám, bạn cần kể hết tình trạng, hiện tượng khác thường mà bạn nhận thấy ở cơ thể mình. Điều này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những phán đoán chính xác hơn.
Xem thêm: Khám dạ dày là khám những gì? Hết bao nhiêu tiền?
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm trào ngược dạ dày sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang cảm thấy dạ dày mình không khỏe, đừng chần chừ, trì hoãn mà hãy tiến hành làm xét nghiệm, thăm khám ngay nhé. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình để có trạng thái tốt nhất phục vụ cho công việc, cuộc sống.
Cập nhật mới nhất vào ngày 26 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23