Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Khi mang thai bị thoát vị thì phải làm sao? Những thắc mắc này sẽ chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu của Indembassy giải đáp ngay sau đây, cùng tham khảo nhé!

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Với bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai thì hệ thống xương khớp vùng thắt lưng và xương chậu cũng phải có sự giãn nở nhất định để thích nghi với sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi. Cụ thể, các đốt sống giãn nở tối đa, dây chằng bị kéo dãn suốt 9 tháng 10 ngày trở nên suy yếu dần, chức năng chống đỡ của cột sống cũng sẽ không còn được như lúc đầu.

Theo thống kê mới nhất có đến hơn 90% phụ nữ mang thai sẽ bị đau lưng ở bất kỳ một thời điểm nào đó trong thai kỳ trong đó 1/3 số họ phải đối mặt với những cơn đau thắt dữ dội.

Với những chị em đã bị thoát vị đĩa đệm từ trước, khi mang thai lại tăng cân nhanh dẫn đến cột sống lưng phải chịu áp lực nặng hơn, lúc này nhân nhầy của đĩa đệm sẽ bị đẩy lệch khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh nên đau là hệ quả tất yếu.

Có thể khẳng định, thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình mang thai, tuy nhiên, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai được nhưng thai kỳ của người bệnh sẽ có đôi phần khó khăn và mệt mỏi hơn những người bình thường.

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không

Làm gì khi mang thai bị thoát vị đĩa đệm?

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của tất cả chị em phụ nữ tuy nhiên với những người bị thoát vị đĩa đệm khi quyết định mang bầu thì ngoài niềm vui trong đó còn ẩn chứa rất nhiều sự lo lắng. Hầu hết chị em đều không muốn uống thuốc tây sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, vì vậy, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, chị em cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chú ý các tư thế đứng, ngồi, mang xách đồ vật. Khi bị thoát vị đĩa đệm lại đang mang thai chị em không được ưỡn ngực, cong lưng hay gồng người về phía sau, không bê vác nặng, dơ tay với đồ trên cao … sẽ khiến cấu trúc cột sống bị lệch, đĩa đệm thoát vị nặng hơn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không mang nặng tâm lý “ăn cho hai người” tránh tăng cân quá mức tạo áp lực lên cột sống.
  • Nhiều bệnh nhân khi mang thai luôn có tâm trạng lo lắng bất an, sợ những cơn đau ập đến bất ngờ. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của em bé trong bụng. Hãy thả lỏng cơ thể bằng một bản nhạc nhẹ hoặc xem bộ phim yêu thích trong lúc rảnh rỗi để quên đi những cơn đau. Cơn đau sẽ tăng dần lên theo độ tuổi của thai nhi, càng những tháng cuối sẽ càng đau hơn vì thế hãy chuẩn bị tâm lý.
  • Nên nằm nghiêng bên trái để ngủ, khoa học đã chứng minh đây là tư thế tốt nhất cho thai nhi đồng thời sử dụng đai lưng, gối chuyên dùng cho bà bầu để giảm thiểu những cơn đau về đêm.
  • Khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống cần nhẹ nhàng, từ từ, không làm đột ngột.
  • Không nên kiêng cữ quá mức mà hãy dành thời gian cho các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… Việc tập luyện với cường độ vừa phải nhưng đều đặn hằng ngày sẽ giúp củng cố sự chắc khỏe, dẻo dai của hệ xương khớp.
  • Không được tập các bài tập nặng hoặc những môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao nhất là ở vùng bụng.
  • Tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ là cách giảm đau nhức rất tốt. Các thai phụ nên nhờ chồng làm điều này vừa gắn kết tình cảm cha và bào thai lại tạo tâm lý thoải mái hơn cho người mẹ.
  • Các chuyên gia luôn khuyến cáo chị em phải bổ sung đủ canxi khi mang thai bởi sự phát triển của em bé trong bụng cần một lượng canxi lớn. Thai phụ có thể tham khảo và sử dụng thêm những loại thực phẩm chức năng làm tăng cường chức năng sụn khớp dành riêng cho bà bầu.

Làm gì khi mang thai bị thoát vị đĩa đệm

  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai cũng là điều người bệnh cần lưu ý. Việc tạo hứng thú khi quan hệ giúp cả hai thăng hoa và giảm bớt sự khó chịu cho người phụ nữ nhưng hãy tránh những tư thế tác động trực tiếp vào phần cột sống bị đau thay vào đó hãy cùng nhau thảo luận để lựa chọn ra tư thế phù hợp nhất.
  • Hãy nhớ, tuyệt đối không tự ý mua bất kỳ loại thuốc gì về sử dụng tránh gây dị tật ở thai nhi, nếu thực sự quá đau không kiểm soát được thì bạn hãy hỏi ý kiến của người có chuyên môn.
  • Sau khi sinh em bé mà thấy vẫn còn đau nhiều người bệnh nên tìm hiểu thêm về những phác đồ điều trị chuyên sâu hơn để chữa dứt điểm bệnh.
  • Mẹ bầu cũng có thể sử dụng những bài thuốc Đông y lành tính hoặc vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp kéo giãn cột sống…) được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa được Bộ y tế cấp phép lưu hành.
  • Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm mặc dù kết hôn lâu năm nhưng vẫn chưa mang thai và họ nghi ngờ nguyên nhân là do căn bệnh này tuy nhiên xin khẳng định lại đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc thụ thai có được thực hiện hay không là phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng và trứng chứ không hề liên quan đến cột sống.

Xem thêm Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không? Lưu ý khi tập?

Do những biểu hiện của thoát vị đĩa đệm khá giống với những cơn nhức mỏi thai kỳ bình thường nên thai phụ dễ chủ quan, lơ là, cố chịu những cơn đau vì cho rằng đẻ xong sẽ hết. Chính tâm lý này khiến cho lúc phát hiện thì bệnh đã nặng, quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Vì thế, khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên hãy thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để biết chính xác tình trạng cũng như có phương án giải quyết kịp thời.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì? Món ăn tốt cho người bệnh

Chế độ ăn uống chính là một mắt xích cực quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoát Tìm hiểu thêm

bài tập thoát vị đĩa đệm
10 bài tập thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bài tập thoát vị đĩa đệm luôn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhằm hỗ trợ và cải Tìm hiểu thêm

chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có ưu nhược điểm gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện Tìm hiểu thêm

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Bao lâu thì bình phục

“Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” là một trong những câu hỏi gặp phải nhiều tranh cãi. Bởi, Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *