Gai gót chân là gì? Nguyên nhân gây bệnh có nguy hiểm không?

Gai gót chân là tình trạng bệnh hay gặp ở đối tượng là người cao tuổi, gây ra những sự khó khăn nhất định trong khi đi lại đối với bệnh nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? Bệnh có nguy hiểm không cũng như cách chữa trị là gì? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân hay còn gọi là bệnh gai xương ở gót bàn chân tùy theo vùng miền khác nhau. Đây là căn bệnh xảy ra khi lượng canxi hóa chỗ điểm báo tận ở gân cơ bám lên phần xương gót. Bệnh nhân có thể dễ quan sát được hình ảnh của bệnh gai gót chân qua phim X-quang.

Thực tế thì bệnh có bản chất là quá trình tái tạo xương mới nhằm mục đích hạn chế các áp lực lớn tác động khi di chuyển, mang vác các vật nặng, chấn thương,… tác động đến gân của gan bàn chân. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm gân ở gan bàn chân.

Gai gót chân

Nguyên nhân gây gai gót chân

Gai gót chân có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà thường thì những nguyên nhân này không được rõ ràng, nhất là người lớn tuổi. Hiện nay có nhiều người thường cho rằng việc hay tiếp xúc với nền cứng, đế giày dép cứng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Bên cạnh đó nó còn xuất hiện một số nguyên nhân khác như:

  • Mang giày đế cao gót thường xuyên liên tục
  • Hay phải chịu những tác động lớn lên bàn chân như đi lại, chạy nhảy hoặc đứng một lúc lâu,… Đặc biệt là khi bạn lâu không vận động hoặc cảm thấy không quen
  • Người béo phì, dư thừa cân cũng khiến cho phần bàn chân chịu áp lực lớn. Từ đó gây ra hiện tượng gai gót chân
  • Phần cơ căng lên bất chợt ở phần gan bàn chân khi người bệnh đi kiễng chân hoặc leo cầu thang bộ
  • Người bệnh mắc phải hiện tượng Achilles căng gân. Đây là hiện tượng khá phổ biến và hay gặp đối với những đối tượng mang vác nặng thường xuyên hay những vận động viên.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì hiện tượng gai gót chân có thể xuất hiện do một vài bệnh lý liên quan khác như viêm nhiễm xương, u xương gót hay bị gãy xương,… Do vậy ngay khi phát hiện cảm giác gai ở gót thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây gai gót chân

Xem thêm Viêm khớp là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa

Gai gót chân có nguy hiểm không?

Đây là một băn khoăn lớn của những ai đã và đang mắc phải triệu chứng này. Gai gót chân sẽ không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nếu như bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Ngược lại nếu bạn chủ quan không điều trị thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như đau gót chân giai đoạn mãn tính làm cho việc đi lại khó khăn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó các cơn đau do gai gót chân còn làm cho nhiều bệnh xuất hiện dáng đi bất thường, từ đó dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến đầu gối, bàn chân và hông.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Cách chữa gai gót chân nhanh, hiệu quả

Triệu chứng gai gót chân luôn khiến cho người bệnh khó chịu và không thoải mái, do vậy các phương pháp chữa trị bệnh an toàn và hiệu quả luôn được họ tìm kiếm nhiều. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh sau đây:

Chân bằng thuốc Tây Y

Khi chữa trị bằng thuốc Tây Y, tùy thuộc vào mức độ của bệnh đang là nhẹ hay nặng nhẹ thì các bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau. Người bệnh thường sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc ở nhà hoặc là tiêm tại chỗ. Ưu điểm lớn nhất của thuốc Tây Y chính là hiệu quả, tiện lợi.

Một số tên thuốc hay được sử dụng nhất là Paracetamol – thuốc giảm đau, thuốc Corticoid dạng tiêm, một số loại vitamin bổ thần thần kinh B6 và B12,… Cùng một số loại thuốc không steroid như diclofenac, meloxicam, ibuprofen,… Khuyến cáo trong khi sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào thì người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ.

Chữa bằng các bài thuốc dân gian

Khác với điều trị bằng thuốc Tây Y thì việc lựa chọn phương pháp Đông Y giúp người bệnh an tâm hơn trong điều trị vì nó vừa an toàn, tiết kiệm lại mang đến hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ. Đây đều là những nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên, dễ tìm, dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc sau:

  • Đu đủ là thuốc chữa gai gót chân hiệu quả: Papain là một chất có nhiều trong đu đủ, chúng có tác dụng ăn mòn phần gai đốt sống và làm mềm cơ hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy hạt đu đủ cho vào tấm vải và bóp nhẹ để làm vỡ màng nước có ở hạt. Sau đó mang đi nghiền nát, lấy chúng đắp đều lên gót chân và buộc kín lại bằng vải. Cách 15 phút lại bôi thêm lớp nữa và ủ tối đa 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
  • Xương rồng chữa gai gót chân: Trong thân xương rồng có chứa axit nitric, epifriedelanol, taraxerol,… Nhựa giúp trị ngứa và lá giúp giải độc. Sử dụng xương rồng chữa bệnh mang đến hiệu quả tích cực. Bạn cần chuẩn bị một cây xương rồng đã bỏ gai và tách ra làm hai. Cho xương rồng đắp lên chỗ đau nhức rồi buộc chặt lại. Bạn nên áp dụng trước khi đi ngủ và cần kiên trì thực hiện.

Chữa gai gót chân bằng các bài thuốc dân gian

Phẫu thuật chữa bệnh gai gót chân

Đây là phương pháp điều trị cuối cùng được các bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân khi những phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến bệnh nặng hơn. Khi lựa chọn phẫu thuật, các bác sĩ sẽ sử dụng móc để hỗ trợ việc cắt phần gai xương để người bệnh không còn cảm thấy khó chịu mỗi khi đi lại. Ngoài phẫu thuật thì người bệnh cũng có thể lựa chọn hình thức mổ nội soi để cắt gai.

Xem thêm Viêm khớp cổ chân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về gai gót chân mà chúng tôi muốn gửi cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức về gai gót chân hữu ích nhất để từ đó lựa chọn được cho mình cách chữa trị hiệu quả nhất cũng như biết thêm thông tin về bệnh để có phương án phòng ngừa đúng. Chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!

Cập nhật mới nhất vào ngày 28 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Chữa thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc hiệu quả bất ngờ

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng và Tìm hiểu thêm

Đau nhức xương khớp ở người trẻ
Đau nhức xương khớp ở người trẻ cách phòng ngừa hiệu quả

Đau nhức xương khớp ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng theo thời gian và trở thành tình Tìm hiểu thêm

Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp
Đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp tốt không? Cách dùng

Sử dụng đèn chiếu tia hồng ngoại trị đau nhức xương khớp là phương pháp điều trị tiên tiến hiện Tìm hiểu thêm

trật khớp vai
Trật khớp vai nguyên nhân, triệu chứng? Có tự khỏi không?

Trật khớp vai là một dạng trật khớp phổ biến thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi. Tình trạng này Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *