Nổi mề đay ở tay vị trí bàn tay, khuỷu tay và cánh tay

Nổi mề đay ở tay thường xuất hiện khi cơ thể mới bị kích thích dị ứng, nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng giảm ngứa và khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Dù không gây di chứng nguy hiểm gì nhưng nổi mề đay ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, khả năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Những vị trí nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay hay nổi mẩn ngứa là hiện tượng phản ứng ở da thường gây ngứa rát gây rất khó chịu. Nổi mề đay ở tay còn khó chịu hơn cả vì tay là bộ phận trực tiếp cầm nắm, tiếp xúc với các vật hàng ngày. Khi nổi mề đay ở tay thường có các dấu hiệu như xuất hiện các cục mụn nước, mủ nước hoặc các vết hình tròn sưng tấy như muỗi đốt nhưng theo chùm, ngứa rát, có khả năng sưng tấy bộ phận bị dị ứng.

Với mỗi dạng mề đay khác nhau lại thể hiện một nguyên nhân, một bệnh lý khác nhau như liệt kê sau đây.

Nổi mề đay ở bàn tay

Trong các dạng nổi mề đay, nổi mề đay ở bàn tay gây khó khăn cho người bệnh nhất vì khả năng tái phát cao, chữa lâu do bàn tay phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất, tác nhân gây dị ứng trong công việc và đời sống hàng ngày. Ở mức độ nhẹ nổi mề đay là dấu hiệu của dị ứng, viêm da nhẹ, người bệnh chỉ cần kiêng khem không để bàn tay trực tiếp sử dụng các loại xà phòng, hóa chất và bôi các loại thuốc dị ứng nhẹ thì có thể hết bệnh. Tuy nhiên có một vài bệnh như liệt kê dưới đây thì cần có phác đồ điều trị đúng quy trình hay cần sự can thiệp của bác sĩ.

nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay do chàm/tổ đỉa

Ở dạng mụn nước, mề đay chàm/ tổ đỉa thường xuất hiện tại lòng bàn tay, chân hơn các bộ phận khác. Các mụn nước chứa dịch ở trong và có tính lây lan, gây ngứa và đóng thành sừng sau khi khô. Dù chưa xác định được nguyên nhân chính thức nhưng chàm/ tổ đỉa được cho rằng do lòng bàn tay, chân bị kích ứng bởi hóa chất hoặc do nội tiết tố gây nên.

Nổi mề đay do nấm

Với tên gọi khác là nấm kẽ, nấm gây nổi mề đay trong lòng bàn tay có nhiều thể khác nhau bao gồm cả mụn nước, tróc vẩy, v.v.. Khi đó các vết mề đay gây ra bởi nấm trong lòng bàn tay thường sẽ kích ứng ngứa râm ran kèm đau và ửng đỏ.

Nổi mề đay do viêm da do cơ địa

Là trường hợp khá phổ biến thường là khi người bệnh sau một thời gian dài tiếp xúc với các chất xà phòng, chất hóa học khiến da bị tổn thương, nổi mề đay do viêm da cơ địa thường tạo ra các lớp sừng ngứa trên da, bong tróc.

Ba loại bệnh nổi mề đay ở trên cần cân nhắc tới bệnh viện da liễu uy tín vì cần phác đồ chữa trị riêng do căn cứ vào mỗi cơ địa khác nhau lại có loại thuốc phù hợp khác nhau.

Nổi mề đay ở cánh tay

Nổi mề đay ở cánh tay nếu xuất hiện đơn lẻ thì thường do dị ứng tiếp xúc (cánh tay đặt lên bàn ăn bẩn, tiếp xúc với côn trùng gây dị ứng,v,v..), ở trường hợp còn lại thường là nổi mề đay dị ứng cả người bao gồm cả cánh tay.

Nổi mề đay ở cánh tay

Ngoài ra còn có một số dạng nổi mề đay như sau đây:

Nổi mề đay do thời tiết

Thay đổi thời tiết thường là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra nổi mề đay ở vùng cánh tay và toàn thân. Cơ thể không thể thích ứng kịp với thời tiết chuyển nóng/ lạnh đột ngột tạo ra phản ứng báo hiệu bằng cách nổi mề đay mẩn ngứa.

Nổi mề đay do kí sinh trùng

Kí sinh trùng cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay, thông thường là con ghẻ. Con ghẻ thường đào hang tại một vùng rồi lan ra các vùng lân cận. Do cánh tay cũng là bộ phận thường xuyên va chạm nên dễ lây lan từ người này sang người khác.

Nổi mề đay do dị ứng rượu bia

Khi gan không thể dung nạp được cồn trong rượu bia thường gây nổi mề đay trên cánh tay và lòng bàn tay theo từng mảng đỏ. Ở dạng nặng, khi không dung nạp được rượu bia người bệnh còn có thể shock phản vệ nhưng khá hiếm gặp.

Nổi mề đay ở khuỷu tay

Các nguyên nhân gây nổi mề đay ở khuỷu tay cũng tương tự như nổi mề đay ở bàn tay, nổi mề đay ở cánh tay. Bên cạnh đó có thể là các nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hoặc cơ địa dị ứng với thành phần trong thuốc.
  • Nhiễm trùng.
  • Lupus ban đỏ.
  • Tiểu đường.
  • Dị ứng thức ăn như hải sản, đậu phộng, nấm, v.v..

Bên cạnh đó, khi người bệnh xuất hiện một vài biểu hiện khác thường như nôn ọe, ngạt thở, phù mặt, phù cổ họng, nhịp tim tăng đột biến khó kiểm soát, hoa mắt chóng mắt mất thăng bằng thì phải lập tức tới ngay bệnh viện để được cấp cứu ngay.

Nổi mề đay ở khuỷu tay

Nếu mề đay ở thể nhẹ việc tự chữa trị đơn giản và dễ khỏi, với thể mãn tính và nặng thì nên tới viện da liễu để bác sĩ khám chữa. Để khắc phục tình trạng nổi mề đay thể nhẹ ở tay như bàn tay, cánh tay, khuỷu tay tại nhà chúng ta có thể tham khảo một số cách thức sau

  • Dùng thuốc kháng H1: Là dạng thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa hiệu quả, thuốc kháng histamine thường có trong các dòng thuốc như Cetirizine, loratadine, v,v..
  • Uống nhiều nước để gan, thận đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Chườm lạnh trên vùng bị ngứa.
  • Tắm với các loại lá theo phương thức dân gian như chè tươi, lá khế, lá chó đẻ, v.v..
  • Bổ sung vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể
  • Dùng các loại thuốc bôi chứa corticoid trong thời gian ngắn đối với một số bệnh mãn tính (nên có sự đồng ý của bác sĩ).

Xem thêm:

Bài thuốc Đông y diệt trừ tận gốc nổi mề đay ở tay

Đông y cho rằng nguyên nhân chính khiến bệnh nổi mề đay ở tay tái phát nhiều lần là do cơ chế thải độc gan không tốt, gây nóng trong người, khí huyết không thể lưu thông bình thường. Vì thế, để dứt điểm bệnh này thì nhất thiết phải giải độc gan, tăng cường chức năng gan và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” được các bác sĩ tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường tuân thủ trong nghiên cứu và xây dựng bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm.

ngưu bì giải độc ẩm

Không đơn thuần là một bài thuốc, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là hiệp đồng sức mạnh của thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi (dạng kem) với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên. Mỗi một liệu pháp đảm nhận một vai trò riêng biệt nhưng hỗ trợ lẫn nhau để đi đến hiệu quả điều trị cuối cùng.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923
  • Thuốc uống: Thành phần gồm nhiều vị thuốc “kinh điển” giúp thải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan và củng cố sức đề kháng cho cơ thể: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Kim Ngân Hoa, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo và Cam Thảo.
  • Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch da, tiêu viêm, hỗ trợ giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Dùng sau khi dùng thuốc uống.
  • Thuốc bôi: Là phương pháp giúp giảm ngứa rát tức thì, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Dùng sau khi đã ngâm rửa, lau khô da sạch sẽ.
Thảo dược có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm
Thảo dược có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Dựa trên các kết quả lâm sàng và thực tiễn điều trị cho thấy, khi người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn và tuần tự sử dụng thuốc cho thấy kết quả rất khả quan như sau:

  • 2 ngày đầu: Triệu chứng mần da, ngứa rát, đỏ da giảm đến 30%.
  • Từ 3 – 7 ngày tiếp: Mức độ tiến triển của điều trị tốt, người bệnh đỡ hẳn ngứa, nốt mề đay bớt sưng đau đỏ, giảm kích thước.
  • Sau 10 ngày: 85% người bệnh hết mẩn ngứa, mề đay hoàn toàn. 25% còn lại với những thể mề đay nghiêm trọng được dứt điểm sau 1 liệu trình sử dụng tiếp theo.

Đó là những cơ sở giúp bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân da liễu nói chung, nổi mề đay ở tay nói riêng. Đồng thời, bài thuốc đã giúp phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường vinh dự nhận cúp và bằng khen “Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn.

HÀNG NGHÌN NGƯỜI ĐÃ KHỎI, CÒN BẠN THÌ SAO

MUA NGAY 0246 297 7923

Địa chỉ nhà thuốc:

địa chỉ nhà thuốc tâm minh đường

địa chỉ nhà thuốc an dược

Như vậy, hiện tượng nổi mề đay ở tay bao gồm lòng bàn tay, cánh tay, khuỷu tay thường xuất hiện do  dị ứng đồ ăn thức uống, dị ứng thuốc, do tiếp xúc nhiều với hóa chất, thời tiết và các tác nhân bên ngoài. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng bị nổi mề đay chính vì vậy việc chủ động phát hiện ra các nguyên nhân để tránh là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Ở một số trường hợp, người bệnh cần kiêng khem theo yêu cầu của bác sĩ để bệnh không bị tái phát.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Trị mề đay bằng nước muối: Hướng dẫn cách làm và sử dụng

Trong thời điểm hiện nay có rất nhiều phương pháp trị mề đay rất đơn giản và áp dụng khá Tìm hiểu thêm

Nổi mề đay nên ăn gì
Nổi mề đay nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Một trong các biện pháp làm giảm mề đay là thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Biết được Tìm hiểu thêm

nổi mề đay
Nổi mề đay là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mề đay là một bệnh lý dị ứng da phổ biến, bệnh gây khó chịu, ngứa, làm ảnh hưởng Tìm hiểu thêm

Biểu hiện nổi mề đay ở bà bầu
Bà bầu bị nổi mề đay nguy hiểm không? Mẹo chữa an toàn, hiệu quả

Ở Việt Nam, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị nổi mề đay. Điều này thường xảy ra do Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *