Nổi mề đay khi trời lạnh do đâu? Cách chữa giảm ngứa ngáy nhanh

Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng thường gặp khi giao mùa, thay đổi thời tiết từ mùa này sang mùa khác. Đây là phản ứng của các mạch máu ở da khi nhiệt độ không khí thay đổi, hình thành nên các nốt phù, đỏ trên nhiều vùng da và gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy đâu là lý do dẫn đến nổi mề đay khi trời lạnh và cách giải quyết tình trạng này là gì?

Nổi mề đay khi trời lạnh do nguyên nhân nào?

Nổi mề đay khi thời tiết trở lạnh (hay còn gọi là nổi mề đay lạnh) là dạng phổ biến nhất. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 100 người thì có đến khoảng 20 người mắc chứng bệnh này và có khả năng tái phát nhiều lần, trong đó gặp nhiều nhất là ở độ tuổi từ 20 đến 40, và phái nữ có tỷ lệ gặp triệu chứng này nhiều hơn so với nam giới.

Đây là một dạng bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố bên trong lẫn môi trường bên ngoài. Có thể nói đây là căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, gây ra do histamin – một loại chất trung gian hóa học gia tăng trong cơ thể.

Nổi mề đay khi trời lạnh

Những nguyên nhân điển hình nhất dẫn đến triệu chứng nổi mề đay lạnh:

Do sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, thay đổi thời tiết

Bệnh mề đay lạnh thường xuất hiện phổ biến vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, gió lạnh,… Đặc biệt, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm với khí hậu. Bên cạnh đó, khi thời tiết trở lạnh, chức năng hệ thống miễn dịch của cũng sẽ bị suy giảm. Việc này tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể, gây ra các bệnh lý ngoài da mà nổi mề đay lạnh là một ví dụ điển hình.

Cơ thể có sức đề kháng không tốt

Như đã nói, mề đay lạnh là một bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, người có sức đề kháng yếu, khả năng chống lại các tác nhân có hại trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày sẽ hạn chế, cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nổi mề đay.

Do dị ứng với thức ăn hay một số tác nhân bên ngoài

Dị ứng thức ăn có thể dẫn đến nổi mề đay lạnh. Ngoài ra, các tác nhân khác như lông động vật, phấn ở nhụy hoa,… cũng có thể gây dị ứng, kích ứng đường hô hấp dẫn đến biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn đỏ ngoài da.

Do di truyền

Một nguyên nhân cao dẫn đến nổi mề đay khi trời lạnh đó là do di truyền, mà ở đây là chứng dị ứng thời tiết. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh mề đay hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến dị ứng thời tiết thì có khả năng thế hệ sau cũng sẽ mắc triệu chứng này.

Vi khuẩn, virus tồn tại trong cơ thể

Vi khuẩn, virus tồn tại trong cơ thể cũng là tác nhân dẫn đến căn bệnh này. Nếu các bộ phận, cơ quan trong cơ thể như tai, mũi, họng, răng miệng, hệ tiêu hóa, đường ruột… bị nhiễm khuẩn thì sẽ có nguy cơ nổi mề đay lạnh rất cao.

Những người đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh gan như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, suy gan,… sẽ có nguy cơ bị bệnh khi trời lạnh, bởi các bệnh này khiến chức năng gan bị suy giảm, độc tố trong cơ thể không được xử lý tốt, dẫn đến tồn đọng trong cơ thể và hình thành các phản ứng đối với cơ thể, trong đó có mề đay – một phản ứng dị ứng phổ biến.

nguyên nhân nổi mề đay khi trời lạnh

Do dị ứng với thuốc

Một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da cũng có thể là yếu tố gây nổi mề đay lạnh như thuốc Penicillin, Aspirin, thuốc trị cao huyết áp, thuốc ngủ, thuốc hạ nhiệt, huyết thanh, thậm chí một số loại vacxin,…

Tóm lại, mặc dù có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ địa và hệ thống miễn dịch cơ thể vẫn là yếu tố chủ yếu dẫn đến bệnh khi trời lạnh.

Mề đay lạnh xuất hiện do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thông qua các cơ quan, tế bào trung gian. Khi các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, tiếp xúc với bạch cầu hoặc các kháng thể sẽ kích thích cơ thể phóng thích histamin. Khi đó, các mạch máu giãn nở, lớp biểu bì sưng lên gây mẩn ngứa trên các vùng da. Histamin cũng chính là tác nhân gây ngứa khi bị nổi mề đay lạnh.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bị bệnh còn có cảm giác rát bỏng, nóng rát hoặc đau như bị kim châm,…

Cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ nổi mề đay khi trời lạnh. Mặc dù là căn bệnh đã phổ biến nhưng nếu chủ quan mà không có biện pháp khắc phục kịp thời, người bệnh có thể bị khó thở, sốc, ngất xỉu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh là việc cần thiết và quan trọng.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cách điều trị mề đay khi trời trở lạnh hiệu quả và an toàn nhất là sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạn chế sự gia tăng Histamin. Antihistamine, Xolair, Doxepin,…là các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn và làm giảm triệu chứng của mề đay.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ da liễu, không nên tự ý mua thuốc uống hay bôi ngoài da bởi việc dùng sai thuốc, lạm dụng thuốc kháng histamin hoặc có thành phần corticoid có thể gây viêm da.

Cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh

Dùng kem dưỡng ẩm

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần acid lactic, acid hyaluronic hay urea cũng là biện pháp chữa trị mề đay khi trời lạnh. Việc này giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, tránh khô da. Đồng thời chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh cũng như vệ sinh sạch sẽ, tránh gãi tại các vùng da nổi mề đay.

Uống nước ấm

Ngoài ra nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, cũng như tăng cường bổ sung các loại vitamin A, B, C, các loại thực phẩm như cam, chanh, mướp đắng, hoặc lấy khế, lá kinh giới sao khô, sắc nước uống theo một số bài thuốc dân gian.

Xem thêm:

Thăm khám bác sĩ

Bên cạnh đó, khi có biểu hiện nổi mề đay, cần đi thăm khám thường xuyên, tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu có thể gây ra khó thở, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh nổi mề đay khi trời lạnh, hy vọng rằng chia sẻ này giúp mọi người hiểu được nguyên nhân, biết được cách khắc phục, từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Nổi mề đay có lây không
Nổi mề đay có lây không? Phòng ngừa nguy cơ bị bệnh

Mề đay gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Do vậy, nhiều người lo ngại khi phải tiếp Tìm hiểu thêm

nổi mề đay ở tay
Nổi mề đay ở tay vị trí bàn tay, khuỷu tay và cánh tay

Nổi mề đay ở tay thường xuất hiện khi cơ thể mới bị kích thích dị ứng, nếu phát hiện Tìm hiểu thêm

Biểu hiện nổi mề đay ở bà bầu
Bà bầu bị nổi mề đay nguy hiểm không? Mẹo chữa an toàn, hiệu quả

Ở Việt Nam, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị nổi mề đay. Điều này thường xảy ra do Tìm hiểu thêm

Bị nổi mề đay có được tắm không
Bị nổi mề đay có được tắm không? Nên tắm lá gì?

Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu toàn thân. Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *