Axit dạ dày là gì? Thiếu, thừa axit có tác hại gì?

Lâu nay ta vẫn thường nghe đến khái niệm axit có trong dạ dày khi điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy loại axit vô cơ này là gì, có tầm quan trọng như thế nào đối với cơ thể? Thiếu hoặc thừa axit dạ dày có thể dẫn đến hậu quả nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để giải quyết từng thắc mắc nêu trên nhé.

Axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày có tên khoa học là axit clohiđric được ký hiệu hóa học là HCL. Đây là một loại chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ pH duy trì ở mức 3 – 4.

100% lượng axit sẽ được tiết theo từng quá trình tiêu hóa thức ăn. Giai đoạn thứ nhất (cephalic); Giai đoạn thứ hai (dạ dày); Giai đoạn ba (ruột). Trong đó, giai đoạn dạ dày cần axit clohidric hoạt động mạnh mẽ nhất với lượng axit tiết ra lên đến 60%.

Axit ở dạ dày có luôn duy trì ở nồng độ ổn định để cơ thể hoạt động tốt nhất. Song đôi khi có tác động xấu, nồng độ axit có thể tăng hoặc giảm bất thường. Chính điều này tạo nên các loại bệnh lý rắc rối.

Axit dạ dày

Vai trò của axit dạ dày trong tiêu hóa

Axit dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn. Điểm sơ qua 3 vai trò chính của việc tiết axit trong hệ hệ tiêu hóa nhé.

Kích thích sản sinh pepsin

Enzyme pepsin có tác dụng biến đổi thức ăn bằng cắt chuyển hóa Protein thành các chuỗi liên kết dễ vỡ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất. Axit cân bằng tạo ra độ Ph cần thiết cho pepsin hoạt động tốt hơn.

Loại trừ vi khuẩn có hại xâm nhập

Khi thức ăn đi vào dạ dày, các vi khuẩn gây hại cho đường ruột cũng theo đó mà xâm nhập. Axit dạ dày thuộc phân loại axit vô cơ có tác dụng sát khuẩn. Dạ dày được đội quân axit xây dựng bức tường vững chãi, loại trừ các vi khuẩn có hại.

Thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

Một số loại muối khó tan khiến dạ dày làm việc quá tải nhưng lượng chất hấp thụ ít. Axit có tác dụng đẩy nhanh quá trình hòa tan muối trong dạ dày nhờ cơ chế thủy phân.

Tình trạng dư axit dạ dày

Như đã nói ở bên trên, 60% lượng axit sẽ được tiết ở dạ dày. Khi axit cân bằng, bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt, thức ăn được chuyển hóa thành các vi chất nuôi cơ thể. Song ngay tại dạ dày bạn có thể gặp nhiều rắc rối do tình trạng thừa axit.

Nguyên nhân

  • Quá tải lượng thức ăn: Khối lượng thức ăn nhiều  khiến dạ dày phải tăng cường axit để tiêu hóa.
  • Đồ ăn dầu mỡ, có tính nóng: Nhóm đồ ăn này chứa các chất gây kích thích dạ dày sản sinh axit.
  • Hp dạ dày: Hp dạ dày gây nhiều nguy hiểm cho dạ dày, trong đó có đảo lộn chu kỳ tiết axit tiêu hóa
  • Chất kích thích, stress: Rượu, bia, thuốc lá, café, căng thẳng,…đều có thể ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh axit của dạ dày.

dư axit dạ dày

Tác hại

  • Đầy hơi, chướng bụng: Triệu chứng thường gặp chung của thiếu/ thừa axit.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là tác hại dễ thấy nhất của thừa axit trong dạ dày.
  • Loét dạ dày: Mang tính chất là một loại axit có tính bòn mòn, axit quá nhiều gây kích ứng với thành dạ dày. Lâu ngày dẫn đến hình thành vết loét

Dư axit dạ dày gây nhiều tác hại, để khắc phục được điều này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Thiếu axit dạ dày

Bên cạnh tình trạng dư axit thì thiếu axit cũng gây không ít vấn đề đối với sức khỏe con người. Tiếp tục theo dõi để tìm hiểu nguyên nhân và tác hại nhé.

Nguyên nhân

  • Thiếu vitamin B1, kẽm, khoáng chất: Thiếu nhóm chất này, cơ thể không đủ nhạy cảm để truyền tín hiệu tiết axit khi tiêu hóa.
  • Loãng axit do nước: Nhiều bệnh nhân mắc chứng thiếu axit dạ dày thường có thói quen vừa ăn vừa uống nước, nhất là ở trẻ nhỏ. Nước hòa loãng các axit tiêu hóa thức ăn, làm cho môi trường không đủ axit chuyển hóa.
  • Thiếu ngủ, lo âu: Người thức khuya, gặp nhiều lo lắng cũng có thể gặp tình trạng thiếu axit.

Thiếu axit dạ dày

Tác hại

  • Xuất hiện các bệnh lý, cơ thể ốm yếu, suy nhược: Các chất trong thức ăn không thể chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Bởi vậy người bệnh thường gầy gò, xanh xao, dễ đau ốm hơn.
  • Đầy bụng, ợ hơi: Thiếu axit khiến thức ăn ngưng đọng ở dạ dày, làm cho bụng luôn có cảm giác khó chịu.
  • Trào ngược dạ dày: Khi thức ăn ở dạ dày lâu sinh ra phản ứng lên men. Cuối cùng cơ thể phải đẩy ngược trở ra theo thực quản, gây chứng trào ngược.

Xem thêm Barrett thực quản là gì? Có nguy hiểm không, cách điều trị?

Tóm lại, axit clohidric  đóng vai trò quan trọng đối với việc vận hành bộ máy tiêu hóa. Dù thiếu hay thừa axits cũng đều khiến cơ thể chịu tác hại nặng nề. Axit dạ dày cũng là một trong các nguyên nhân gây chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em. Nếu bạn quan tâm về vấn đề này ở trẻ, xin mời theo dõi bài viết sau.

Cập nhật mới nhất vào ngày 26 Tháng Tám, 2020 bởi admin

trào ngược dạ dày khạc ra máu
Trào ngược dạ dày khạc ra máu nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là bệnh nguy hiểm cần có biện pháp khắc phục sớm và kịp Tìm hiểu thêm

xoa bóp chữa trào ngược dạ dày
Hướng dẫn xoa bóp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Xoa bóp chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được áp dụng khá phổ biến tại các nước Châu Tìm hiểu thêm

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không
Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không? Loại sữa không nên uống nhiều

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không? Sữa là sản phẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng, vừa Tìm hiểu thêm

Trào ngược dạ dày có tập gym được không
Trào ngược dạ dày có tập gym được không? Chế độ ăn trước khi tập

Công nghệ ngày càng phát triển, do vậy nhu cầu rèn luyện cơ thể cũng có nhiều phương pháp khác Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *