Ở Việt Nam, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị nổi mề đay. Điều này thường xảy ra do các tác nhân như khói bụi, bụi bẩn kích thích vùng da mỏng làm bà bầu bị nổi mề đay. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không và làm thế nào để nhanh chóng chữa trị? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình mang thai.
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Khi mang thai, cơ thể của các bà mẹ thay đổi sẽ dẫn tới tình trạng sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch suy giảm. Đồng thời việc có thêm một sinh linh trong bụng, các mô tế bào và các vùng da sẽ dễ bị kéo căng. Việc kéo dãn này sẽ làm da của mẹ bầu trở nên mỏng và dễ bị kích ứng hơn
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, khiến bà bầu bị ngứa thường là do tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn. Các bụi mịn trong môi trường sinh sống bám trên các bề mặt tiếp xúc như chăn ga hoặc gối sẽ dễ làm vùng da của bà bầu bị kích ứng.
Ngoài ra việc sử dụng một số các loại thực phẩm từ hải sản sẽ cũng dễ gây dị ứng và khó chịu cho các mẹ bầu. Chính vì vậy để hạn chế việc bị nổi mề đay, mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm từ biển.
Mề đay trên thực tế không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe đối với người bình thường. Nhưng đối với các bà bầu bị ngứa nổi mề đay rất nguy hiểm. Các vùng da mỏng khi bị kích ứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Thai nhi trong bụng mẹ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại giữa người mẹ và trẻ nhỏ. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị kích ứng hoặc nổi mề đay rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi mất tim thai hoặc ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ.
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng nổi mề đay chỉ là bệnh ngoài da và không ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên với các mẹ bầu đang mang thai trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn nào đi chẳng nữa, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây những hệ quả nghiêm trọng cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Biểu hiện nổi mề đay ở bà bầu
Bà bầu bị ngứa nổi mề đay sẽ xuất hiện những triệu chứng rất điển hình và dễ nhận biết thông qua mắt thường. Các vùng da như cổ tay, bắp chân và vùng bụng là dễ nhìn thấy nhất.
Khi bị nổi mề đay, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy và phải liên tục gãi ngứa. Các vùng da bụng của mẹ bầu xuất hiện những nốt đỏ sưng phù và nếu đụng vào sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Đối với các mẹ bầu có cơ địa dễ bị kích ứng và hệ miễn dịch kém, nổi mề đay còn có thể làm các vùng da bị sưng phù và thậm chí có thể nhìn thấy cả mạch máu bên trong.
Các mảng mề đay này thường đi theo thành từng mảng lớn và sưng cục. Đặc biệt vùng da khi bị nổi mề đay sẽ bị sưng đỏ, có màu đỏ hồng.
Mẹo chữa mề đay cho bà bầu
Đối với các cơ thể bình thường, khi bị nổi mề đay sẽ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc bôi ngoài da hoặc mề đay sẽ nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên đối với cơ thể mẹ bầu bị ngứa nổi mề đay thì việc chữa trị cần phải cẩn trọng hơn để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.
Mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp chữa trị sau đây để có thể nhanh chóng giảm tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Khi mang thai, các vùng da dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Việc tắm rửa từ 1-2 lần 1 ngày sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ tình trạng vi khuẩn bám trên da. Nhanh chóng loại bỏ các tác nhân gây bệnh và đồng thời làm giảm tình trạng ngứa cơ thể.
Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm
Khi vệ sinh cơ thể mẹ bầu nên tắm bằng nước nóng thay cho nước lạnh. Đặc biệt khi các vùng da đang bị tổn thương, việc sử dụng nước ấm sẽ giúp làm dịu các nốt đỏ, giảm tình trạng sưng phù. Đồng thời việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp mẹ bầu thư giãn cơ thể, các mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn, tránh gây các hậu quả nghiêm trọng.
Mẹ bầu nên tắm kèm với các loại lá dân gian
Việc tắm rửa nếu kết hợp với một số loại lá dân gian sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và đồng thời làm dịu vết nổi mề đay nhanh chóng. Các loại lá thường được sử dụng như lá khế, lá trà hoặc lá ngải cứu đều có khả năng kháng viêm. Điều này sẽ giúp mẹ bầu tránh bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Đồng thời các loại lá dược liệu đều có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tình trạng mề đay nhanh chóng thuyên giảm.
Hạn chế ăn thực phẩm tươi sống hoặc hải sản
Tuy rằng các thực phẩm từ biển cung cấp một lượng lớn chất Canxi nhưng đối với cơ thể mẹ bầu, các khoáng chất có thể gây dị ứng dẫn đến bệnh mề đay. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm từ biển. Ngoài ra các loại ốc từ sông hồ có chứa rất nhiều vi khuẩn và đất dơ, tiêu thụ các thực phẩm này sẽ gây các bệnh về đường ruột hoặc hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Nổi mề đay khi trời lạnh do đâu? Cách chữa giảm ngứa ngáy nhanh
Bổ sung các loại rau củ chứa nhiều vitamin
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ rất cần bổ sung các vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết để cải thiện sức đề kháng. Đặc biệt là vitamin C và vitamin D giúp cơ thể mẹ bầu và thai nhi luôn được khỏe mạnh và trẻ có thể phát triển toàn diện. Các thực phẩm rau xanh và từ họ đậu đều chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng kháng khuẩn. Mẹ bầu nên tập trung bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ xanh nhé.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng và xuất hiện những nốt đỏ sưng phù, mẹ bầu nhanh chóng lưu ý các phương pháp để chữa trị kịp thời. Đồng thời sử dụng những phương pháp dân gian để tránh gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin
INDembassy là một blog về sức khỏe 24h chuyên cung cấp thông tin về bệnh viêm phế quản, bệnh phổi, ho, các bệnh về đường hô hấp và cách điều trị hiệu quả