Bệnh ho có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh ho có lây không? Bệnh ho lây qua đường nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chi tiết và chính xác nhất. Cùng theo dõi nhé!

Bệnh ho có lây không?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đáp lại những kích ứng nơi vòm họng, đường hô hấp, phế quản và phổi. Ho giúp người bệnh giảm khó chịu và ngứa rát. Nhiều người nghĩ rằng, khi ho người bệnh vô tình đưa vi khuẩn nơi vòm họng đi ra bên ngoài. Nếu những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ rất dễ lây nhiễm.

ho có lây không

Bệnh ho có lây không? Bệnh ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, không phải cơn ho nào cũng lây lan. Trong Y học, người ta chia bệnh ho thành 2 loại: Bệnh ho lây lan và bệnh ho không lây lan.

  • Bệnh ho không lây lan: Bệnh này thường xuất phát do những nguyên nhân như: Các bụi bẩn, vật thể lạ từ môi trường đi vào đường hô hấp gây kích ứng vòm họng dẫn đến ho; Cơn ho do cơ thể dị ứng với những tác nhân lạ, như: lông chó, mèo,…; Do các bệnh lý như viêm thực quản, trào ngược dạ dày,…Cơn ho không lây lan thường xuất hiện bất ngờ và nhanh chóng kết thúc.
  • Bệnh ho có lây lan: Bệnh ho có lây lan xuất phát từ những bệnh về đường hô hấp, như: Viêm amidan, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,… Do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây ra. Nên khi ho vô tình người bệnh đã truyền một số vi khuẩn và virus sang người khác. Dấu hiệu của bệnh là những cơn ho dai dẳng, lâu dần sẽ có đờm, kèm theo triệu chứng như: sốt, sổ mũi, người mệt mỏi,…

Để phân biệt được bệnh ho có lây lan hay không chính xác nhất. Khi phát hiện dấu hiệu ho, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bệnh ho lây qua đường nào?

Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp

Bệnh ho rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp, do vi khuẩn và virus siêu nhỏ chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, khạc nhổ,… nước bọt đi ra ngoài vô tình mang theo vi khuẩn và virus đi vào môi trường. Những vi khuẩn và virus này sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, mũi, mắt, miệng của người đối diện. Đặc biệt, khoảng cách càng hẹp thì khả năng mắc bệnh ho càng cao.

Bệnh ho sẽ dễ dàng lây cho những người có sức đề kháng yếu. Chẳng hạn: Người huyết áp thấp, người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người vừa mới hồi phục sau bệnh,… Do hệ miễn dịch của họ không đủ mạnh để chống lại những vi khuẩn và virus. Những đối tượng này nên hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng ho.

Tiếp xúc gián tiếp với người bị ho có lây không?

Ho do nhiều chủng loại vi khuẩn và virus khác nhau. Đối với mỗi loại sẽ có giới hạn sinh sống ở ngoài môi trường khác nhau. Nhiều loại vi khuẩn và virus có thể tồn tại nhiều ngày nếu môi trường thuận lợi. Chính vì vậy, dù bạn không tiếp xúc trực tiếp, nhưng vô tình sử dụng những đồ vật chung với người bệnh, vẫn có thể mắc bệnh ho. Ví dụ: Khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, ly, chén, đồ ăn,…

Cùng bác sĩ của INDembassy tìm hiểu 13 cách trị ho hiệu quả

Cách phòng bệnh ho hiệu quả

Có thể thấy rằng, bệnh ho rất dễ lây lan, nếu người bệnh và người chưa mắc bệnh không cảnh giác. Để đề phòng bệnh ho hiệu quả, bạn đọc nên tuân thủ những lưu ý dưới đây:

Bệnh ho lây qua đường nào?

Đối với người bệnh

Đầu tiên, khi gặp tình trạng ho, người bệnh cần phải đến ngay những cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh ho nhanh chóng, cụ thể như sau:

  • Giữ ẩm cơ thể: Thời tiết lạnh rất dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và gây nên ho. Người bệnh cần phải luôn giữ cơ thể ấm áp, không sử dụng quạt, điều hòa quá cao trong thời gian bệnh.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm: Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Bổ sung thêm Vitamin C: Hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi.
  • Nên ăn đồ ăn lỏng: Hạn chế tổn thương trên vòm họng, do khi ho niêm mạc họng sẽ sưng lên, khiến cổ họng hẹp hơn.
  • Ăn nhiều thức ăn giàu kẽm: Kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật.
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu: Khi ho niêm mạc hỏng đã bị tổn thương, dầu có thể làm vết thương lở loét và lâu lành hơn.
  • Uống đủ nước: Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ mất nước nhiều hơn, cần bổ sung nước thường xuyên để nâng cao sức khỏe trong thời gian điều trị.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Điều này sẽ làm cho cơn ho nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng đúng loại thuốc chỉ định của bác sĩ, không tự động sử dụng thuốc lạ, không được kiểm chứng.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng: Gây kích thích niêm mạc họng.
  • Duy trì thói quen sống lành mạnh: Nghỉ ngơi hợp lý, không suy nghĩ, căng thẳng, stress,…

Để phòng bệnh lây lan cho người khác người bệnh cần lưu ý: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; tránh giao tiếp trực tiếp; không sử dụng các dụng cụ cá nhân chung; rửa tay với xà phòng; che miệng khi ho, sổ mũi, hắt hơi; không được khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Xem thêm:

Đối với người chưa mắc bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc có dấu hiệu ho, nên giữ khoảng cách an toàn.
  • Vệ sinh tay, mũi, miệng trước khi ăn cơm và sau khi đi ra ngoài về.
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ nhà cửa luôn được thông thoáng không xuất hiện mùi ẩm mốc.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước trong một ngày.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Duy trì thói quen sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, không tắm quá khuya hoặc tắm bằng nước lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Bệnh ho có lây không? Cách phòng tránh hiệu quả? Bài viết trên đây đã tổng hợp câu trả lời chi tiết nhất. Đừng quên rằng thực hiện biện pháp phòng tránh bệnh ho là phương pháp hiệu quả nhất đề đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cập nhật mới nhất vào ngày 18 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Ho gà
Bệnh ho gà là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bệnh ho gà là một trong những bệnh lý quen thuộc đối với trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào Tìm hiểu thêm

Ho có ăn được thịt gà không?
Ho có ăn được thịt gà không? Thịt vịt, thịt bò có ăn được không?

Ho có ăn được thịt gà không? Cùng với đó là thịt vịt, chó và thịt bò thì có thể Tìm hiểu thêm

Diếp cá trị ho
Bí quyết dùng diếp cá trị ho hiệu quả ngay tại nhà

Một trong những phương pháp trị ho dân gian có từ lâu đời và được tin dùng là sử dụng Tìm hiểu thêm

Ho có ăn được trứng gà không?
Ho có ăn được trứng gà, trứng vịt lộn không?

Ho có ăn được trứng gà không? Trứng vịt lộn có phù hợp cho người đang bị ho không? Những Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *