Tắc chưng đường phèn trị ho bài thuốc hữu hiệu cho gia đình

Tắc chưng đường phèn trị ho là bài thuốc dân gian đem đến công dụng trị ho hữu hiệu, được tin dùng từ xa xưa cho đến nay. Vậy bài thuốc này có thực sự hữu hiệu như lời đồn? Cách thực hiện ra sao để đem đến hiệu quả tốt nhất. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời!

Tắc chưng đường phèn trị ho có hiệu quả như thế nào?

Trái tắc hay thường được gọi là trái quất, là loại quả không hề xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Trái tắc thuộc họ cam, hình dáng nhỏ, có vị chua, tính ấm. Tắc đem đến công dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, trừ ho vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong mỗi trái tắc đều chứa một lượng vitamin cùng các khoáng chất dồi dào. Nhờ các chất bổ dưỡng này, tắc đem đến hiệu quả tăng cường khả năng miễn dịch, tăng đề kháng, chống lại cảm cúm và nhiều căn bệnh khác.

Đường phèn là gia vị luôn có sẵn trong mọi gia đình, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho các món ăn và đồ uống hàng ngày. Loại gia vị này có đặc điểm thanh ngọt, có khả năng kháng khuẩn, làm dịu vùng họng bị khô rát.

Đường phèn đem chưng cùng tắc là sự kết hợp hoàn hảo, làm tăng công dụng chữa kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ngứa và đau rát họng, đem đến bài thuốc dùng để trị ho vô cùng hiệu quả.

Tắc chưng đường phèn trị ho

Hướng dẫn cách làm tắc chưng đường phèn trị ho

Các nguyên liệu cùng cách thực hiện tắc chưng đường phèn trị ho rất đơn giản, không hề đòi hỏi cầu kỳ hay tốn kém. Bạn có thể tham khảo một số cách làm theo gợi ý dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vài trái tắc chín, cỏn tươi không dập nát (Số lượng tùy theo nhu cầu sử dụng).
  • Đường phèn (mua sẵn tại các tiệm tạp hóa hoặc siêu thị).
  • Một hũ thủy tinh sạch, có nắp đậy kín, nồi nấu, chén nhỏ…

Cách thực hiện:

Cách 1: Trước tiên đem tất cả tắc đã chuẩn bị rửa sạch và để ráo nước. Để đảm bảo vệ sinh, tốt nhất bạn nên ngâm qua nước muối. Tắc sau khi rửa sạch để ráo khi đem cắt đôi, vắt lấy phần nước bỏ phần hạt và vỏ.

Bước tiếp theo, đem đổ tất cả phần nước tắc đã vắt được vào nồi và bắc lên bếp. Đem nguyên liệu đường phèn cho cùng vào nước tắc. Nấu hai nguyên liệu cùng nhau dưới ngọn lửa nhỏ. Cho đến khi đường chảy hết, tắc và đường hòa quyện, hơi đặc sánh lại là được.

Đồ hỗn hợp này vào lọ thủy tinh, có thể để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Cách 2: Cách làm thứ hai đơn giản hơn nhiều so với cách làm thứ nhất. Với cách này người bệnh có thể sử dụng tắc chưng đường phèn uống ngay lập tức.

Trước tiên, sơ chế tắc như cách làm đầu tiên. Đem trái tắc bổ đôi hoặc cắt lát mỏng tùy ý. Đem tắc cho vào một chén nhỏ, bỏ cùng với đường phèn.

Người bệnh có thể đem hấp cách thủy hoặc tận dụng hơi nóng từ nồi cơm để làm chín tắc và đường. Sau khi hấp xong, dùng phần nước đem uống. Có thể thực hiện phương pháp này từ 2 đến 3 lần/ngày.

tắc chưng đường phèn trị ho

Gợi ý một số cách dùng tắc trị ho khác

Bên cạnh phương pháp sử dụng tắc chưng đường phèn, còn một số gợi ý cách dùng tắc trị ho thông dụng khác. Với các phương pháp này, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, đơn giản, tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ.

Tắc chưng mật ong

Mật ong là loại nguyên liệu quen thuộc trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Mật ong đem lại khả năng kháng khuẩn, làm dịu họng rất tốt. Trong mật ong còn chứa nhiều các loại dưỡng chất phong phú như: vitamin, canxi, đường, sắt… Sự kết hợp giữa mật ong và tắc chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả trị ho tuyệt vời.

Cách thực hiện:

Rửa sạch tắc và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó để ráo nước. Bổ đôi trái tắc, bỏ vào một chiếc bát hoặc chén nhỏ sạch. Mật ong đổ vào cùng, sao cho lượng mật ong ngang bằng mặt tắc. Đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng từ từ 15 đến 20 phút.

Ngoài cách sử dụng tắc chưng cùng mật ong, bạn có thể làm tắc ngâm trong lọ thủy tinh kín. Đem toàn bộ tắc đã bổ đôi bỏ vào lọ thủy tinh, sau đó đổ mật ong ngập. Đậy nắp kín và để khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được. Tắc ngâm có thời gian sử dụng lâu dài. Các mẹ cũng có thể sử dụng để chữa ho cho các bé rất an toàn và hiệu quả.

Tắc và ngó sen

Sự kết hợp giữa tắc vào ngó sen nghe qua có vẻ lạ lẫm, thực chất đem đến hiệu quả rất tốt. Ngó sen cũng là một vị thuốc đem đến tác dụng trong việc bổ huyết, an thần. Loại nguyên liệu này có tính bình, vị ngọt giúp cân bằng cơ thể, giảm ho khan, giảm nóng trong… Việc kết hợp tác và ngó sen chủ yếu giúp cho người bệnh ăn thần, có được giấc ngủ ngon hơn, nâng cao sức khỏe để tránh ảnh những cơn ho kéo dài.

Muối sự kết hợp này bạn có thể đen ngó sen cùng tắc sắc lấy nước uống mỗi ngày. Ngoài ra nhiều người cũng sử dụng nguyên liệu ngó sen để nấu thành chè. Tắc và ngó sen không chỉ an thần, trị ho mà còn có thể tạo nên món cho gia đình cùng thưởng thức.

tắc trị ho

Tắc và gừng tươi

Thêm một loại nguyên liệu bạn không thể bỏ qua trong việc trị ho, đó chính là gừng tươi. Gừng có vị cay, tính ấm, được sử dụng phổ biến nhằm tăng thêm hương vị cho các món ăn. Nguyên liệu này còn thường được sử dụng trong việc chữa ho, chữa cảm lạnh là một số căn bệnh về hô hấp. Trong gừng có chứa thành phần Gingerol, đem đến tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Đem sơ chế sạch tắc rồi cắt chúng làm đôi. Đối với gừng, chỉ cần rửa sạch rồi khi cắt thành từng lát hoặc từng sợi nhỏ tùy ý. Bạn có thể đem hai nguyên liệu này hấp trong nhiệt cao, hoặc đem đun nhỏ lửa trên bếp. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong để tăng thêm tính hữu hiệu. Sau khi đã đun xong, để nguội hỗn hợp tắc gừng rồi chắt lấy nước uống. Người lớn có thể ăn cả tắc và gừng đều được.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ gợi ý về cách làm tắc chưng đường phèn trị ho hiệu quả ngay tại nhà. Ngoài phương pháp tắc chưng đường phèn, bạn có thể tham khảo thêm cách dùng quả kha tử trị ho để tăng hiệu quả trị bệnh. Chúc các bạn áp dụng thành công!

Cập nhật mới nhất vào ngày 18 Tháng Tám, 2020 bởi admin

thuốc cắt cơn ho
Thuốc cắt cơn ho gồm có những loại nào? Loại nào tốt?

Sử dụng thuốc cắt cơn ho là điều cần thiết khi các triệu chứng này kéo dài dai dẳng và Tìm hiểu thêm

8 cách trị ho bằng mật ong hiệu quả nhanh
“Bỏ túi” 8 cách trị ho bằng mật ong tất cả các bà nội trợ nên biết

Tình trạng ho thường gặp ở cả trẻ em và người lớn khi thời tiết giao mùa, chuyển mùa. Việc Tìm hiểu thêm

ho có lây không
Bệnh ho có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh ho có lây không? Bệnh ho lây qua đường nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi Tìm hiểu thêm

ăn gì chữa ho
Ăn gì chữa ho? Bị ho kiêng ăn gì? Ăn xôi có được không?

Ăn gì chữa ho? Ho thì nên kiêng ăn gì? Và ho thì có ăn xôi được không? Là một Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *