Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị bệnh ho. Bị ho có ăn măng được không? Là từ khóa được nhiều người tìm kiếm nhất về căn bệnh này. Câu trả lời chính xác sẽ có ngay trong bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bị ho có ăn măng được không?
Măng là thực phẩm xuất hiện nhiều trong những bữa ăn Việt Nam. Măng có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Theo Đông Y sử dụng có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra, những thành phần Vitamin trong măng còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Một số tác dụng chính của măng mà bạn đọc nên biết như:
- Điều trị các bệnh đường hô hấp: Măng giúp điều trị và cải thiện các bệnh về đường hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản,…
- Kháng khuẩn, chống viêm: Trong măng có những thành phần ngăn chặn sự phát triển của một số chủng virus, giúp vết thương mau lành, ngăn quá trình hình thành chất nhầy, đờm trong vòm họng.
- Tăng cường sức đề kháng: Lượng vitamin A, B, C trong măng là dưỡng chất tuyệt vời giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Chống ung thư: Trong măng có chứa thành phần phytosterol, chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa bệnh ung thư và ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u.
- Tốt cho tim: Măng là thực phẩm tuyệt vời giúp đào thải cholesterol có hại cho cơ thể ra bên ngoài.
- Giảm cân: Lượng chất xơ trong măng rất lớn được xem là thực phẩm giảm cân hàng đầu của nhiều chị em.
Với những tác dụng của măng trên đây. Có thể thấy măng là thực phẩm tuyệt vời trong việc điều trị tình trạng ho. Giúp giảm tình trạng viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giảm cơ ho rõ rệt.
Tuy nhiên, để sử dụng măng điều trị ho, cần phải có phương pháp chế biến món ăn phù hợp. Nếu chế biến sai cách, măng có thể biến tính và gây “độc” cho cơ thể. Mời bạn đọc xem tiếp cách chế biến các món ăn từ măng giúp điều trị bệnh ho dưới đây.
Xem thêm:
- Ăn gì chữa ho? Bị ho kiêng ăn gì? Ăn xôi có được không?
- Ho có ăn được trứng gà, trứng vịt lộn không?
- Ho có ăn được thịt gà không? Thịt vịt, thịt bò có ăn được không?
- Ho ăn hải sản được không? Ăn được cua và cá hồi không?
- Ho nên ăn trái cây gì? Không nên ăn loại hoa quả nào?
Các món ăn từ măng nên và không nên ăn khi bị ho
Có thể thấy, măng có nhiều lợi ích cho việc điều trị ho. Tuy nhiên, măng có phát huy được tác dụng hay không còn phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các món ăn từ măng nên ăn và không nên ăn khi bị ho.
Gợi ý các món từ măng nên ăn khi bị ho
Khi bị ho, bạn nên kết hợp măng với những thực phẩm tốt trong việc điều trị ho. Khi nấu nên nấu thanh đạm, dễ ăn không cần nấu quá cầu kỳ.
- Măng luộc: Đây là món ăn đơn giản, dễ ăn. Bạn chỉ cần đổ nước sôi ngập măng để luộc, trong quá trình luộc có thể thêm chút mật ong hỗ trợ cải thiện tình trạng ho. Khi luộc mặc nên mở nắp vung để lượng hơi độc trong măng bay ra hết. Có thể ăn măng luộc cùng với nước mắm.
- Măng tươi xào gừng: Gừng là thực phẩm có tính ấm, vị cay, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho. Măng tươi kết hợp với gừng sẽ giúp giữ ấm cơ thể, kháng viêm, giảm ho hiệu quả. Khi nấu, bạn nên thái măng lát dài cho cùng vài lát gừng và dầu mè, xào sơ, nêm nếm gia vị là có thể ăn được.
- Măng tươi xào lá hẹ: Lá hẹ có chứa chất kháng sinh tự nhiên, được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh ho ở trẻ em. Bạn xào măng qua với dầu mè và nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi gần tắt bếp thì cho lá hẹ vào đảo đều là có thể sử dụng được.
- Canh măng: Canh măng giúp thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Ngoài ra, sử dụng canh giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho, bù lượng nước thiếu hụt trong cơ thể.
- Súp gà măng tươi: Món này không chỉ có tác dụng giảm ho, còn bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức khỏe cơ thể để có thể chống lại bệnh tật.
Xem ngay 13 Cách trị ho lâu ngày không khỏi nhanh nhất cho người lớn
Các món từ măng không nên ăn khi bị ho
Một số món ăn chế biến từ măng người bệnh nên tránh, đó là:
- Măng muối chua với ớt cay: Những món ăn quá chua và quá cay sẽ gây kích ứng vòm họng, tạo ra những cơn ho liên tục. Điều này không tốt cho việc điều trị bệnh ho. Khiến tình trạng bệnh ho diễn biến xấu hơn, cổ họng có thể bị viêm nhiễm và sưng.
- Nấu măng quá mặn: Các món ăn mặn cũng gây kích ứng vòm họng, tạo nên những cơn ho dai dẳng, không dứt.
- Măng chiên xào dầu mỡ: Đồ ăn dầu mỡ tuyệt đối không được sử dụng khi bị bệnh ho. Khi ăn, dầu mỡ trong thức ăn rất dễ bám trên thành vòm họng, gây viêm nhiễm niêm mạc họng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sống và phát triển. Điều này còn gây ra những kích ứng trên vòm họng, tăng tần suất ho.
Những ai không nên ăn măng?
Ngoài những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong măng vẫn còn chứa những thành phần không tốt cho một số đối tượng như sau:
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên ăn măng bởi vì: Thành phần Cyanide trong măng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người mẹ và chuyển hóa thành dạng Axit Xianhidric (HCN) bằng enzym của dạ dày, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Trẻ em: Trẻ em cần lượng canxi lớn để có thể phát triển toàn diện. Thành phần Axit oxalic trong măng ngăn cản sự hấp thụ canxi của trẻ. Nên nếu trẻ đang ở giai đoạn phát triển, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn măng nhé.
- Người bị đau dạ dày: Như đã nói, Thành phần Cyanide trong măng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người mẹ và chuyển hóa thành dạng Axit Xianhidric (HCN). Lượng Axit này sẽ ăn mòn dạ dày, gây tổn thương. Do đó, nếu bạn bị đau dạ dày tốt nhất không nên ăn măng.
- Người bị bệnh Gout: Măng làm tăng quá trình sản sinh Axit Uric trong máu, khiến tình trạng bệnh Gout diễn biến xấu hơn.
- Người bị bệnh thận: Axit Oxalic trong măng khi tác dụng với canxi trong cơ thể người có thể làm tăng kích thước khối sỏi đối với những người bị bệnh thận.
Bị ho có ăn măng được không? Câu trả lời là “có”. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về những tác dụng của măng, cũng như biết thêm được những phương pháp chế biến măng an toàn giúp cải thiện tình trạng bệnh ho hiệu quả.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23