Cây nha đam chữa bệnh khớp và những tác dụng bất ngờ

Nha đam được biết đến là một loại cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đồng thời đem lại làn da mịn màng, trắng sáng cho chị em phụ nữ. Không chỉ vậy, nha đam còn là một loại thảo dược trị bệnh xương khớp rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu về công dụng cũng như các bài thuốc từ nha đam chữa bệnh khớp thông qua phần thông tin dưới đây.

Cây nha đam chữa bệnh khớp?

Nha đam hay còn có những tên gọi khác như long ty, long thủ, lô hội. Đây là một loại cây có họ với xương rồng và có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Phi.

Toàn bộ thân của nha đam có màu xanh lục, mép lá có hình dạng răng cưa với chiều dài từ 30 đến 60cm. Chiết xuất từ nha đam hay được sử dụng để chế biến ra các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm làm đẹp da. Ngoài ra, nha đam cũng là một thành phần thiết yếu trong các sản phẩm xương khớp.

nha đam chữa bệnh khớp

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho biết trong nha đam có rất nhiều thành phần giúp làm tiêu viêm, giảm đau, giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Chính vì vậy, nha đam có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Cụ thể, thành phần từ nha đam đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong điều trị đau nhức xương khớp đó là:

  • Hoạt chất steroid, bradykinin giúp tiêu viêm, giảm sưng.
  • Các loại vitamin cần thiết làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Những chất chống oxy hóa: Làm tăng tốc độ phục hồi ở những thương tổn tại các khớp, loại bỏ các chất độc hại.
  • Hoạt chất trong nha đam như magie, kẽm, canxi… làm tăng tốc độ phản ứng enzym, giúp xương nhanh chóng được phục hồi.
  • Hoạt chất mannose, phosphate giúp tiêu viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ phục hồi các mô.
  • Hoạt chất polysaccharides giúp làm tăng kích thích lên các tế bào nguyên bào sợi, giúp sửa chữa các tế bào mô bị hư hỏng, đồng thời kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mới.

Cách dùng cây nha đam chữa bệnh khớp

Xoa gel của nha đam lên khu vực xương khớp bị tổn thương

  • Nha đam sau khi rửa sạch thì loại bỏ hết phần vỏ và chỉ lấy phần thịt trắng ở bên trong.
  • Lấy phần thịt này đem đi xay thật nhuyễn và chắt lấy gel.
  • Dùng phần gel này xoa lên khu vực xương khớp bị tổn thương.
  • Mỗi ngày bạn nên xoa gel đều đặn để thấy được những sự thay đổi rõ rệt.

Dùng kết hợp tinh dầu bạc hà và nha đam

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 thìa canh gel nha đam, 8 đến 10 giọt tinh dầu bạc hà.
  • Lấy hỗn hợp trên thoa đều lên vùng xương khớp đau nhức rồi tiến hành mát xa thật nhẹ nhàng.
  • Sau thời gian khoảng 10 phút, bạn rửa lại bằng nước.
  • Duy trì thực hiện mỗi ngày một lần để làm thuyên giảm tình trạng đau nhức xương khớp.

Hỗn hợp từ nghệ và nha đam

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 thìa bột nghệ, 1 chút gel nha đam.
  • Làm ấm gel nha đam, cho thêm một chút bột nghệ vào và khuấy đều lên.
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng khớp bị sưng đau rồi lấy băng để quấn xung quanh.
  • Duy trì thực hiện liên tục mỗi ngày 2 đến 3 lần để làm thuyên giảm các triệu chứng.

Dùng hỗn hợp từ mật ong, nha đam và vỏ cam

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 vỏ cam, 1 vỏ nha đam, 1 thìa canh đất sét đỏ, 1 chén nhỏ mật ong.
  • Nha đam sau khi rửa sạch thì bỏ hết vỏ và cắt thành từng khối nhỏ.
  • Trộn đều hỗn hợp đất sét, mật ong, vỏ cam để tạo thành hỗn hợp để điều trị đau nhức.
  • Đắp hỗn hợp lên khu vực xương khớp đau nhức và lấy băng để bọc lại.
  • Sau thời gian khoảng 30 phút, bạn gỡ phần khăn đựng hỗn hợp ra và rửa lại vùng chân vừa mới đắp thật sạch sẽ.

chữa bệnh khớp bằng nha đam

Uống nước ép từ nha đam

  • Chuẩn bị một ít mật ong và 4 lá nha đam.
  • Nha đam sau khi gọt vỏ thì khử nhớt lại với dung dịch từ nước muối. Sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Cắt nha đam thành từng phần nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, cho thêm một chút nước sôi vào.
  • Cho nha đam vào, tiếp tục đun sôi một lần nữa thì tắt bếp.
  • Duy trì sử dụng mỗi ngày 1 lần. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm một chút mật ong để uống.

Lưu ý khi dùng cây nha đam chữa bệnh khớp

  • Nha đam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của đau nhức xương khớp chứ không thể điều trị bệnh tận gốc và triệt để. Một khi các triệu chứng bệnh không được cải thiện, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Bên cạnh các phương pháp thủ công thì bệnh nhân xương khớp cũng có thể sử dụng các sản phẩm giúp giảm viêm khớp, giảm đau được chiết xuất từ lô hội.
  • Không dùng nha đam cho những bệnh nhân bị tiểu đường và người đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Một số tác dụng phụ của nha đam: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, làm giảm công dụng của loại thuốc mà mình đang sử dụng.
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp thêm các bài tập vật lý khác.

Cây nha đam còn có tác dụng gì khác?

Bên cạnh những tác dụng vượt trội trong điều trị các bệnh lý về xương khớp thì cây nha đam còn có những tác dụng khác như:

  • Làm đẹp da

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của mình nên nha đam có khả năng làm lành và trị các vết thâm do mụn gây ra. Độ PH thích hợp ở trong nha đam giúp làm se khít các lỗ chân lông, giúp ngăn ngừa và làm giảm mụn rất hiệu quả. Không chỉ vậy, nha đam còn kích thích cơ thể tổng hợp elastin và collagen là làm tái tạo các tế bào mới. Từ đó làm hạn chế khả năng sản sinh ra hoạt chất melanin và hỗ trợ làm giảm tình trạng nám da.

  • Công dụng của nha đam đối với tóc

Trong nha đam có chứa một lượng lớn enzym proteolytic và axit amin. Những chất này giúp cải thiện rất tốt tình trạng tóc bị rụng. Từ đó giúp tóc nhanh chóng mọc lại.

  • Điều trị tình trạng rụng tóc

Độ PH có trong nha đam có tác dụng cân bằng PH có ở trên da đầu. Nếu sử dụng nha đam thường xuyên, tóc bạn sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị khô và rụng. Không chỉ vậy, hoạt chất enzyme proteolytic có trong nha đam còn kích thích các nang tóc phát triển, từ đó hạn chế tình trạng rụng tóc.

  • Điều trị gàu, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến da đầu

Với hàm lượng axit salicylic dồi dào, nha đam giúp chống khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa các bệnh lý về da đầu rất hiệu quả.

  • Chống viêm, kháng khuẩn

Với sự kết hợp giữa các hoạt chất chống viêm điển hình như chromone C – glucosyl, axit salixylic, nha đam giúp ức chế hiệu quả quá trình sản sinh axit ở cơ thể. Từ đó ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Nha đam chứ một số loại enzyme có công dụng làm vỡ phân tử chất béo, giúp hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Nhờ vậy mà các triệu chứng khó chịu ở ruột và dạ dày sẽ được thuyên giảm một cách rõ rệt. Những bệnh nhân bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và rối loạn ruột kích thích khi dùng nha đam sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý.

  • Điều hòa kinh nguyệt

Nhờ khả năng điều hòa hormone mà nha đam có tác dụng điều hòa kinh nguyệt khá hiệu quả.

  • Chữa lành vết thương

Đắp gel nha đam lên vùng da bị bỏng và loét sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo các vết thương nhiều hơn.

  • Trị loét, giảm đau dạ dày

Nhờ tác dụng kiểm soát sự tiết dịch ở trong thành dạ dày mà nha đam có công dụng giảm đau rất hiệu quả. Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì nha đam còn giúp cho các vết loét không bị mở rộng nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cây nha đam chữa bệnh khớp. Hy vọng bạn sẽ có thêm sự hiểu biết về loại cây này để ứng dụng trong việc chữa trị bệnh lý của mình.

Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin

bệnh viện xương khớp tốt ở TPHCM
5 bệnh viện xương khớp tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện xương khớp tốt nhất thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong Tìm hiểu thêm

xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp
Liệu pháp xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp

Xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp là phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền. Hiện nay, liệu Tìm hiểu thêm

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR/EULAR 2010
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác nhất

Những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là cơ sở quan trọng giúp các y bác sĩ có Tìm hiểu thêm

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả

Có nhiều cách điều trị khác nhau, trong đó cây thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *