Chữa suy thận bằng yoga hiệu quả? Bài tập dành cho người bệnh

Chữa suy thận bằng yoga là cách chữa vừa an toàn lại vừa đem lại sự dẻo dai và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn các tác dụng của yoga đối với người bệnh và những bài tập yoga dành cho người bị suy thận trong bài viết dưới đây.

Chữa suy thận bằng yoga có hiệu quả không?

Yoga được biết đến là môn thể thao luyện tập nhẹ nhàng nhưng lại đem lại hiệu quả rất tốt cho nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể, thận là một trong số đó. Có một số người bị suy thận, chăm chỉ luyện tập yoga để cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết chữa suy thận bằng yoga có hiệu quả không?

Thực tế, có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, luyện tập yoga đều đặn, thường xuyên giúp cải thiện và tăng cường được chức năng của thận, hỗ trợ điều trị suy thận mà không cần phải lọc máu hoặc dùng các loại thuốc đắt tiền tốn kém. Yoga giúp giảm nồng độ creatinin ở trong máu ở những người bị suy thận.

Thông thường, người bệnh nên tập yoga khi đói và đều đặn mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút sẽ chữa khỏi hoàn toàn được bệnh suy thận ở mức độ nhẹ mà không tốn tiền. Thời gian tập vào buổi sáng và tối, sau một thời gian nồng độ creatinin giảm rõ rệt.

Chữa suy thận bằng yoga

Bài tập yoga dành cho người bị suy thận

Người bị suy thận nên tập 6 động tác yoga dưới đây để cải thiện chức năng thận, loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể mang lại cảm giác thư thái và ngủ ngon giấc hơn:

Tư thế rắn hổ mang (Low Cobra Pose – Bhujangasana)

Tác dụng: Cải thiện chức năng thận và nội tạng khác, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress, thư giãn cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hướng dẫn: Nằm sấp xuống sàn tập, cả hai chân duỗi thẳng xuôi theo thân, trán cúi thấp ở trên sàn tập. Dùng hai tay đẩy để nâng thân lên khỏi mặt sàn tập, hai chân vẫn áp vào sàn. Từ từ nâng đầu rồi ngửa cổ ra đằng sau hết mức có thể. Giữ nguyên tư thế này trong thời gian từ 15 – 20 giây.

Tư thế cây cầu (Bridge Pose – Setu Bandhasana)

Tác dụng: Luyện tập tư thế cây cầu giúp người bị suy thận cải thiện và tăng cường được chức năng của thận, điều hòa được huyết áp, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, stress, thư giãn cơ thể hiệu quả.

Hướng dẫn: Người bệnh nằm ngửa ở trên sàn tập, hai chân duỗi thẳng và sát vào nhau, hai tay xuôi theo thân. Sau đó, bàn chân chống xuống sàn (cố gắng bám chắc vào sàn), gối gập vuông góc lại rồi từ từ nâng bụng lên khỏi mặt sàn tập. Để hỗ trợ nâng được bụng lên khỏi mặt sàn tập thì có thể đan hai tay với nhau và đặt ở dưới lưng. Phần đầu và vai cần giữ nguyên ở trên sàn.

Tư thế nhân sư (Sphinx Pose – Sālamba Bhujaṅgāsana)

Tác dụng: Tư thế này giúp căng được cơ và sức mạnh của các cơ quan ở vùng bụng trong đó có thận. Đồng thời, tư thế nhân sư còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Hướng dẫn: Người bệnh nằm úp bụng trên mặt sàn tập, hai chân duỗi thẳng theo thân và áp xuống sàn, trán cần phải cúi thấp trên sàn. Chân giữ và khép sát sao cho hai chân và hai đầu gối tiếp xúc được với nhau. Hai tay căng về phía trước sao cho cẳng tay và khuỷu tay tiếp xúc được với sàn nhà. Hít thật sâu rồi nâng từ từ phần đầu, ngực, bụng trên lên, còn rốn vẫn phải giữ trên sàn tập. Giữ hơi thở rồi cong dần dần từng đốt sống, chân vẫn khép và đầu nâng thẳng. Tiếp đến thở ra thật chậm, rồi hạ bụng, ngực và đầu từ từ xuống sàn tập.

Bài tập yoga chữa suy thận

Tư thế gập thân (Standing Half Forward Bend – Ardha Uttanasana)

Tác dụng: Kích thích thận hoạt tốt động tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và các vấn đề tiền kinh nguyệt.

Hướng dẫn: Người bệnh ngồi sao cho hai chân duỗi thẳng về phía trước, chú ý hai chân cần khép sát với nhau. Hai tay nắm lấy hai bàn chân rồi từ từ gập thân lại. Ép đầu gối từ từ xuống sàn tập, cố gắng gập thân đến khi cảm thấy căng cứng các cơ ở bắp chân.

Tư thế chiếc thuyền (Boat Pose – Navasana)

Tác dụng: Tư thế chiếc thuyền giúp tăng cường sức mạnh của các cơ quan nội tạng và thận, đồng thời kích hoạt các cơ quan này hoạt động tốt hơn, giúp người bệnh ăn ngon miệng và giảm căng thẳng, stress rất tốt.

Hướng dẫn: Người bệnh ngồi, hai chân duỗi thẳng về phía trước và hai tay để xuôi theo thân. Tiếp đến, dùng 2 tay để vào cẳng chân để đỡ rồi nâng 2 chân lên từ từ, ngả người về phía sau. Cố gắng hết mức có thể để hai chân nâng được lên cao qua tầm mắt, giữ thăng bằng trong vài giây rồi trở lại tư thế ngồi như ban đầu.

Bài tập yoga dành cho người bị suy thận

Tư thế vặn cột sống một nửa (Spinal Twist)

Tác dụng: Tư thế vặn cột sống một nửa giúp cải thiện và tăng cường chức năng gan thận, cũng như tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

Hướng dẫn: Người bệnh ngồi xếp chữ bằng và hít thở đều. Tay phải nắm lấy cổ chân trái rồi vắt bàn chân trái sang đặt sau đầu gối phải rồi từ từ xoay cột sống. Sau đó, trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện tương tự chiều ngược lại.

Người bị suy thận nên tập yoga hàng ngày từ 30 – 60 phút. Khi mới tập chỉ nên tập nhẹ nhàng và lựa chọn tư thế nào thỏa mái nhất. Sau đó, bắt đầu tăng dần cường độ luyện tập lên (phù hợp với sức khỏe). Chú ý cần phải tập các động tác đều đặn mỗi ngày mới đem lại hiệu quả.

Xem thêm Cây cỏ mực chữa suy thận có tốt không? 3 cách chữa hiệu quả

Trên đây là cách chữa suy thận bằng yoga, người bệnh có thể tham khảo các tư thế rồi tự tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh, tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp cùng với các phương pháp chữa trị khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Suy thận mãn tính sống được bao lâu
Suy thận mạn dấu hiệu? Biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác

Suy thận mạn còn có tên gọi khác là suy thận mãn tính, đây là căn bệnh đang phát triển Tìm hiểu thêm

Suy thận nên ăn gì
Suy thận nên ăn gì? Ăn rau gì và kiêng ăn gì?

Suy thận nên ăn gì và nên kiêng ăn rau gì là thắc mắc của rất nhiều người đã nhờ Tìm hiểu thêm

Suy thận
Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Chữa được không?

Suy thận căn bệnh gây không ít phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, không chỉ thế bệnh còn kéo Tìm hiểu thêm

Bị suy thận có ăn được tỏi đen không
Bị suy thận có ăn được tỏi đen không?

Tỏi đen là một sản phẩm được lên men từ tỏi trắng, với điều kiện nghiêm ngặt về độ ẩm, Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *