Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, được nhiều người rỉ tai nhau. Tuy nhiên, cách chữa này có hiệu quả không, nên sử dụng loại xương rồng nào, khi sử dụng cần lưu ý gì để đem lại kết quả cao nhất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.

Xương rồng chữa thoái hóa cột sống có hiệu quả không?

Xương rồng còn được gọi là bá vương tin, hóa ương lặc, tên khoa học Euphorbia antiquorum M, họ thầu dầu. Trên thế giới có rất nhiều loại khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, xương rồng chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh như acid citric, friedelan-3a-ol, euphorbol, tartaric, taraxerol… Trong dân gian thì lưu truyền khả năng giải độc, thanh nhiệt, chữa bệnh xương khớp và có tác dụng hoạt huyết tốt. Có thể thấy, xương có có tác dụng chữa trị bệnh nhưng liệu chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng có hiệu quả không?

Xương rồng chữa thoái hóa cột sống

Trong đông y, xương rồng được biết đến là vị thuốc tính hàn, vị đắng có tác dụng sát trùng, giải độc, chữa trị đau bụng, táo bón và các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống.

Theo y học hiện đại, xương rồng cũng có khả năng chữa trị thoái hóa cột sống nhưng chỉ hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, mới bắt đầu. Bên cạnh đó, hiệu quả của cách chữa này còn phụ thuộc vào:

  • Thời gian áp dụng: Cần phải áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả giảm đau nhức. Tuy nhiên, hiệu quả tức thời không triệt để.
  • Cơ địa của người bệnh: Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên hiệu quả của cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng cũng sẽ khác nhau. Có người giảm đau nhanh chóng, nhưng có người áp dụng trong cả thời gian dài mà không có tác dụng.

Loại cây xương rồng trị thoái hóa cột sống

Trên thế giới hiện nay đến hơn 2000 loại xương rồng, tuy nhiên loại cây được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống là xương rồng bẹ và xương rồng ba chia.

  • Xương rồng bẹ: có đặc điểm thân hình oval, phiến dẹp. Trên mỗi thân có nhiều nhánh, hình dáng giống như thân nhưng kích thước nhỏ hơn. Thân, cành có nhiều gai mọc bao phủ xung quanh.
  • Xương rồng ba chia (3 cạnh): Có chiều cao từ 1 – 3 mét, thân và cành mọng nước. Trên mỗi thân, cành của xương rồng ba chia mọc ra 3 cạnh lồi. Mỗi cạnh lồi có nhiều lá nhỏ, có cuống ngắn, hai lá kèm sẽ phát triển thành gai.

Loại cây xương rồng trị thoái hóa cột sống

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Sử dụng xương rồng trong điều trị bệnh cần phải áp dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn. Cùng tham khảo một số cách dùng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng đem lại kết quả cao dưới đây:

Đắp xương rồng bẹ

Đây là cách đơn giản và dễ dàng thực hiện. Đồng thời loại xương rồng sử dụng để chữa trị này cũng ít độc tố hơn so với các loại xương rồng khác nên an toàn hơn cho người bệnh.

Nguyên liệu: Xương rồng bẹ 3 lá và khăn mỏng sạch 1 chiếc

Cách thực hiện: Loại bỏ hết gai xương rồng sau đó đem rửa sạch. Tiếp đến nướng bẹ xương rồng trên bếp than cho nóng rồi dùng khăn mỏng quấn lại, đắp lên vị trí đau nhức do thoái hóa cột sống. Khi hết nóng thay bằng bẹ xương rồng khác. Hàng ngày, đắp xương rồng bẹ đều đặn, sau một thời gian tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Chuyên gia giải đáp Thoái hóa cột sống có chữa được không?

sale thoái hóa cột sống

Xương rồng tai thỏ, gừng tươi

Gừng là vị thuốc có tính ấm giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và cải thiện được khả năng vận động của xương khớp, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Kết hợp với xương rồng tạo thành cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả.

Nguyên liệu: Xương rồng tai thỏ 1 nhánh, gừng tươi 1 củ, chanh 1 quả, muối hạt 10g và rượu trắng.

Cách thực hiện: Loại bỏ gai, mủ xương rồng rồi rửa sạch lại. Xương rồng đem thái thành lát mỏng, bỏ ngâm vào nước muối chanh trong thời gian khoảng 30 phút. Vớt xương rồng ra để cho ráo nước sau đó đem xay nhuyễn với gừng tươi. Tiếp đến, đem sao nóng hỗn hợp này, dùng túi vải bọc lại rồi đắp lên vị trí xương cột sống bị thoái hóa.

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Chườm nóng xương rồng ba chia

Nguyên liệu: Xương rồng ba chia 1 đoạn ngắn và muối hạt 10g

Cách thực hiện: Loại bỏ gai xương rồng rồi rửa sạch với nước. Tiếp đến đập dập thân xương rồng cùng với muối hạt. Đen sao nóng hỗn hợp rồi dùng túi vải sạch bọc lại, dùng để chườm lên vị trí cột sống thoái hóa bị đau nhức.

Hàng ngày, người bệnh thực hiện chườm nóng xương rồng ba chia sau một thời gian những cơn đau nhức biến mất, tình trạng bệnh được cải thiện hẳn. Nhưng khi chườm nóng cần phải chú ý không nên nóng quá, phải cẩn thận không để mủ xương rồng chạm da có thể làm bỏng da, mù mắt nếu mắt bị dính mủ.

Cây xương rồng 3 chia nấu cá lóc

Nguyên liệu: Xương rồng ba chia một đoạn ngắn, cá lóc nhỏ 1 con

Cách thực hiện: Loại bỏ gai và mủ xương rồng rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng khúc nhỏ. Cá lóc làm sạch, thái thành lát mỏng. Cho xương rồng, cá lóc đã sơ chế vào xoong nấu cùng với 1 bát nước nhỏ. Khi canh chín nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp.

Ăn canh cá lóc nấu xương rồng hàng ngày, ăn đều đặn 5 ngày tình trạng đau nhức và triệu chứng bệnh khác thuyên giảm rõ rệt.

Xem thêm:

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng

Xương rồng có chứa thành phần có độc tính nên khi sử dụng loại cây này chữa thoái hóa cột sống thì cần phải lưu ý những điều sau:

  • Nhựa xương rồng có độc nên cần phải hết sức chú ý không để nhựa tiếp xúc với ra, mắt…
  • Sử dụng đúng loại xương rồng mới đen lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh
  • Cần phải loại bỏ nhựa mủ khi sử dụng xương rồng trong chế biến món ăn dùng để chữa thoái hóa cột sống. Bởi nhựa xương rồng có thể gây ngộ độc, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, co giật, hôn mê…
  • Khi dùng lá xương rồng nướng đắp thì không nên nướng quá nóng có thể gây bỏng da. Nếu thấy nóng thì để nguội bớt sau đó mới đắp tiếp
  • Chỉ nên áp dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát. Đặc biệt cần phải sử dụng đúng, đủ liều lượng, đồng thời kết hợp với các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Có thể nhận định rằng chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng hiệu quả. Nhưng xương rồng có thành phần độc dược nên trước khi sử dụng cách chữa này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Ngoài ra, cách chữa này chỉ có tác dụng giảm đau nhức và triệu chứng bệnh khác ở giai đoạn nhẹ. Vì thế khi đã áp dụng trong một thời gian mà không có hiệu quả thì người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Thoái hóa cột sống có nên tập gym
Thoái hóa cột sống có nên tập gym, yoga không? Nên tập gì?

Gym, yoga là những bộ môn luyện tập tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người Tìm hiểu thêm

tê tay trái
Tê tay trái là bệnh gì? Hiện tượng cánh tay trái bị tê cảnh báo điều gì

Tê tay trái là hiện tượng không ít người gặp phải do nằm ngủ sai tư thế hoặc cũng có Tìm hiểu thêm

Cấu tạo cột sống
Cấu tạo cột sống và chức năng của cột sống con người

Cột sống đóng vai trò giúp cơ thể uốn cong, vặn mình, nâng đỡ cơ thể, giúp con người có Tìm hiểu thêm

bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả

Người bệnh thoái hóa luyện tập các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống thường xuyên, đều đặn mỗi Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *