Khớp khuỷu tay là bộ phận thường xuyên phải vận động. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi tình trạng đau khớp khuỷu tay. Vậy đau khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? Chữa đau khớp khuỷu tay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân đau khớp khuỷu tay
Khớp khuỷu tay là bộ phận nằm giữa cẳng tay và cách tay, đóng vai trò giúp phần cánh tay có thể cử động gập, duỗi dễ dàng. Khớp khuỷu tay có cấu tạo khá phức tạp, khi có đến 3 xương gắn liền: Xương trụ, xương cẳng tay và xương quay.
Đau khớp khuỷu tay xảy ra khi khớp khuỷu tay bị tác động dẫn đến tình trạng giãn, rách, đứt nhóm gân bám trên khuỷu tay.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở khuỷu tay thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong y học, người ta chia nguyên nhân đau khớp khuỷu tay thành 2 nhóm chính:
Đau khớp khuỷu tay do bệnh lý
- Viêm bao hoạt dịch, viêm gân: Bao hoạt dịch, gân là bộ phận bảo vệ, nâng đỡ khớp, tạo dịch cho khớp để khớp có thể hoạt động trơn tru. Khi bộ phận này bị viêm, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau khớp khuỷu tay.
- Viêm xương, khớp khuỷu tay: Khớp khuỷu tay thường bị viêm khi lớp bao hoạt dịch bên ngoài bị viêm nặng hoặc suy giảm chức năng bảo vệ khớp, dẫn đến khớp dễ tổn thương và bị viêm.
- Một số bệnh lý xương khớp khác có thể gặp: Trật khớp, viêm khớp dạng thấp, bong gân, giãn cơ, giãn dây chằng, viêm dây thần kinh liên quan đến khớp khuỷu tay,…đều xuất hiện tình trạng đau khớp khuỷu tay.
Đau khớp khuỷu tay do cơ học
- Do thói quen sinh hoạt, công việc: Thường xuyên mang vác nặng, vận động mạnh, đặc biệt đòi hỏi sự cử động tay nhiều, phải lặp đi lặp lại hành động khiến dây chằng và cơ bị co giãn quá mức,…
- Do chấn thương khi hoạt động thể dục thể thao: Vận động thể thao với cường độ mạnh, vận động trong thời gian dài, đặc biệt là các môn thể thao thường sử dụng tay, như: Leo núi, lái xe, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, bơi lội,…
- Chấn thương do tai nạn: Khớp khuỷu tay bị chấn thương khi tai nạn hoặc xương khớp yếu hơn sau hậu chấn thương có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp khuỷu tay.
Triệu chứng đau khớp khuỷu tay
Để biết mình có đang bị mắc triệu chứng đau khớp khuỷu tay hay không. Người bệnh có thể căn cứ dựa và những triệu chứng như sau.
- Đau nhức khi vận động mạnh, đổi tư thế tay, đau khi làm việc bằng tay trong một thời gian dài.
- Cánh tay có cảm giác tê bì, nóng ran, đỏ hoặc sưng ở vùng cánh tay.
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên vào buổi tối và khi trời lạnh.
- Khó khăn trong việc gập, duỗi tay; hạn chế việc cầm, nắm, mang vác đồ vật.
Bệnh đau khớp khuỷu tay không phải là căn bệnh nguy hiểm, mà chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo thời gian, cơn đau sẽ càng tăng mạnh hơn và có thể diễn biến khó lường, gây giảm khả năng hoạt động của vùng cánh tay. Chính vì vậy, khi vừa xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, người bệnh chủ động theo dõi và đến gặp bác sĩ/chuyên gia trong thời gian sớm nhất.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Chẩn đoán bệnh đau khớp khuỷu tay
Ngoài việc xác định đau khớp khuỷu tay bằng các triệu chứng lâm sàng. Để tăng độ chính xác và tin cậy, trong y học có những phương pháp xác định bệnh đau khớp khuỷu như:
- Chụp chẩn đoán X-quang: Phương pháp chủ yếu giúp xác định được những vết nứt, gãy hoặc lệch khớp bên trong khuỷu tay.
- Chụp chẩn đoán MRI: Xác định các thành phần bên cạnh khớp như: mô mềm, dây chằng, gân, hệ thần kinh có bị tổn thương, viêm nhiễm hay không.
- Điện cơ: Xác định tình trạng phản ứng cơ phần khớp khuỷu tay có phản ứng bình thường không khi có dòng điện chạy qua.
Chữa đau khớp khuỷu tay
Đau khớp khuỷu tay thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả, mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình điều trị khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. Những phương pháp thường được dùng trong điều trị đau khớp khuỷu tay, đó là:
Sử dụng nẹp hoặc băng gạc cố định
Phương pháp này giúp hạn chế sự di chuyển của khuỷu tay từ đó giảm đau đớn và cải thiện tình trạng bệnh tích cực.
Sử dụng thuốc
Các dòng thuốc được chỉ định trong điều trị đau khớp khuỷu tay là: thuốc giảm đau, corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ,… tùy vào tình trạng bệnh, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Biện pháp không dùng thuốc
- Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi sẽ giúp dây thần kinh được thư giãn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, trong khi làm việc, vận động, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giúp cơ và xương giảm áp lực.
- Sử dụng gối kê cao khuỷu tay khi ngủ: Nâng khuỷu tay lên cao, kê khuỷu tay trên gối có thể tăng quá trình tuần hoàn máu đến tay, giúp cơ tay được được thả lỏng, thoải mái.
- Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học: Trong quá trình điều trị bệnh, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau: Không thức khuya, suy nghĩ, căng thẳng, stress; tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, canxi và khoáng chất; rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích là 3 thứ cần phải tránh xa; Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng theo các bài tập hỗ trợ điều trị.
Chườm lạnh giảm đau
Chườm lạnh được chỉ định để giảm đau nhanh chóng cho những cơn đau mạnh, đột ngột. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn mềm bọc từ 5 – 6 viên đá, sau đó di chuyển trên vùng khớp khuỷu tay trong vòng 15 – 20 phút.
Vật lý trị liệu
Phương pháp này giúp giảm đau, giảm các biến chứng do đau khớp khuỷu tay, cải thiện chức năng vận động của đau khớp khuỷu tay. Vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao, lâu dài, an toàn với sức khỏe của người bệnh nên được khuyến khích trong việc điều trị. Các phương pháp cụ thể, bao gồm: Dùng nhiệt, dùng điện kích thích qua da, siêu âm, massage, xoa bóp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi tình trạng đau khớp khuỷu tay nghiêm trọng, các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật nhằm mục đích điều chỉnh các sai lệch khớp, giảm đau, giảm viêm khớp, loại bỏ mô chết đang chèn ép trên phần khuỷu tay gây nên đau đớn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau khớp khuỷu tay. Hy vọng bạn đọc đã trang bị cho mình những thông tin bổ ích về căn bệnh này. Hãy chủ động theo dõi và điều trị đúng phương pháp khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23