Ho mãn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ho mãn tính là gì? Các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về tình trạng ho mãn tính mà nhiều người gặp phải này cũng như đưa ra một số phương pháp điều trị để bạn đọc tham khảo.

Ho mãn tính

Ho mãn tính là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ho mãn tính chỉ tình trạng ho nặng, ho dai dẳng kéo dài từ 8 tuần trở lên với người lớn và từ 4 tuần trở lên với trẻ em, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh. Các cơn ho mãn tính có thể xuất hiện nhiều về đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và làm gián đoạn giấc ngủ. Trong trường hợp nặng hơn, cơn ho còn có thể gây nôn mửa, chóng mặt và thậm chí là gãy xương sườn.

Triệu chứng ho mãn tính

Ho mãn tính thường đi kèm với nhiều dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Chảy nước mũi hoặc ngạt tắc mũi.
  • Có cảm giác có chất dịch mũi chảy xuống thành sau họng (chảy nước mũi sau).
  • Đau rát cổ họng.
  • Khàn tiếng.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Ợ nóng hoặc ợ chua.
  • Một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

Nguyên nhân gây ho mãn tính

Thực chất, ho không phải lúc nào cũng có hại mà còn là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đường hô hấp khi đường thở bị kích thích hay bị viêm, nhằm loại bỏ các chất nhầy, chất độc hại làm nghẽn đường thở, cải thiện luồng không khí.

Tuy nhiên, đối với những người bị ho mãn tính kéo dài trong nhiều ngày, thì đây lại là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp.

Ho mãn tính có thể xảy ra do một hoặc nhiều nguyên nhân được nhắc đến ngay sau đây:

Chảy dịch mũi sau

Khi tuyến ở mũi và xoang của bạn tiết ra quá nhiều dịch nhầy, nó có thể chảy xuống phía sau cổ họng, làm kích thích gây ra ho.

Hen suyễn

Ho do hen suyễn thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi tiếp xúc với điều kiện không khí lạnh, bụi, nấm mốc, nước hoa, phấn hoa,…

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, cúm, cảm lạnh, bệnh phổi mãn tính hoặc bất cứ nhiễm trùng nào tại đường hô hấp đều được thể hiện bằng việc ho.

Trào ngược dạ dày

Khi acid dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích thích liên tục cho thực quản, có thể dẫn đến ho mãn tính kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ chua,…

Thuốc điều trị huyết áp

Những bệnh nhân suy tim hoặc cao huyết áp cũng có thể bị ho do tác dụng phụ của thuốc.

Viêm phế quản mạn tính

Trường hợp này xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, gây sung huyết, khó thở, thở khò khè.

Ho mãn tính

Ho mãn tính có chữa được không, chẩn đoán bằng cách nào?

Ho mãn tính thường kéo dài từ 5 – 20 năm và rất khó để điều trị dứt điểm. Việc bệnh này có thể được chữa khỏi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người bệnh.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ khảo sát về tiền sử cũng như các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sau đó, có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

  • Xét nghiệm hình ảnh
    • X-quang phổi: kiểm tra ung thư phổi và các bệnh phổi khác.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT): cung cấp chi tiết hơn về tình trạng viêm nhiễm của phổi.
  • Đo chức năng phổi: Là hình thức xét nghiệm không xâm lấn được sử dụng để chẩn đoán hen suyễn và COPD.
  • Xét nghiệm đờm: nhờ vào màu sắc của mẫu đờm để xác định nguyên nhân gây ho.
  • Nội soi: tiến hành nội soi mũi, họng, phế quản đối với những trường hợp đã tiến hành xét nghiệm mà không có kết quả.

Xem thêm

Phương pháp điều trị ho mạn tính

Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây ho mạn tính và tuân thủ nguyên tắc điều trị ho dựa trên nguyên nhân đó.

Ho mãn tính uống thuốc gì?

Thông thường, phương pháp được mọi người sử dụng phổ biến để điều trị ho mãn tính là dùng thuốc Tây y. Cách này có ưu điểm rút ngắn thời gian điều trị các triệu chứng bệnh, tuy nhiên, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Ho mãn tính

Thuốc trị ho mãn tính ở trẻ em

Khi trẻ có biểu hiện ho kéo dài nhiều ngày không đỡ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cách sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài cho trẻ uống bởi điều này khiến trẻ dễ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do tác dụng của những thành phần trong thuốc gây ra.

Mẹ có thể tham khảo một vài loại siro trị ho dành riêng cho trẻ uy tín trên thị trường và cho trẻ sử dụng đúng liều lượng nhà sản xuất hướng dẫn.

Thuốc trị ho mãn tính ở người lớn

  • Thuốc kháng sinh histamin, glucocorticoid và chống sung huyết mũi: đây là những loại thuốc cơ bản dùng để điều trị ho do dị ứng hoặc ho do chảy dịch mũi sau.
  • Thuốc điều trị hen dạng hít: có tác dụng làm giãn phế quản khi có cơn hen
  • Kháng sinh: sử dụng khi có cơn ho do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Thuốc ức chế acid: sản phẩm được chỉ định sử dụng khi lên cơn ho do trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc ức chế cơn ho: điều trị ho về đêm kéo dài hoặc những cơn ho dai dẳng mà không thể xác định được nguyên nhân, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Chữa ho thể mãn tính bằng mẹo dân gian

Không thể phủ nhận công dụng của thuốc Tây y, tuy nhiên người bệnh cũng có thể kết hợp thêm một số bài thuốc hỗ trợ giảm ho mãn tính được dân gian truyền miệng như:

  • Tỏi hấp mật ong: Lấy vài tép tỏi đem bóc vỏ cắt nhỏ hoặc đập dập, cho thêm 1 ít mật ong nguyên chất rồi đem hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Chắt lấy nước, ngày uống 2-3 lần sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
  • Quất hấp đường phèn: Chọn vài quả quất đem rửa sạch cắt đôi rồi cho thêm một ít đường phèn đem hấp cách thuỷ khoảng 15 phút. Chắt lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày sẽ thấy cổ họng dễ chịu hơn, cơn ho thưa dần.
  • Vỏ quýt: Dùng 12g vỏ quýt khô sắc với 200ml nước đến khi còn khoảng một nửa thì cho thêm một ít đường phèn khuấy đều. Uống nhiều lần trong ngày để đem lại hiệu quả nhanh nhất.
  • Củ cải trắng: Đem rửa sạch củ cải trắng, gọt vỏ ăn sống hoặc luộc chín lấy nước uống là cách rất đơn gian để loại bỏ chứng ho lâu ngày.
  • Gừng: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng, ngậm 2-3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể đập dập gừng đem ngâm với mật ong rồi ngậm để đem lại hiệu quả cao hơn.
  • Rau khúc: Rửa sạch một nắm rau khúc, sắc với 300ml nước cho đến khi còn 1/3, chia đều uống 3 lần trong ngày hoặc nhai nuốt từ từ rau khúc với vài hạt muối biển sạch.

Trị ho mãn tính theo Đông y

Cách trị ho mãn tính trong Đông y được khá nhiều chuyên gia sức khỏe đánh giá cao bởi tính hiệu quả mà mức độ an toàn của nó. Các bài thuốc Đông y thường cho hiệu quả chậm hơn so với Tây y, vì thế, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong suốt quá trình điều trị để đạt được kết quả như mong muốn. Một số bài thuốc Đông y được ứng dụng phổ biến trong điều trị ho mãn tính như:

  • Bài thuốc điều trị phế hư nhiệt: Nam sâm, kim ngân hoa mỗi vị 15g; mạch môn 10g; ngũ vị tử, cam thảo mỗi vị 5g; cát cánh 12g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia đều vào buổi sáng và buổi tối sau ăn 30 phút.
  • Bài thuốc điều trị phế hư hàn: Sâm bố chính 15g; hoàng kỳ, trần bì, viễn chí mỗi thứ 10g, bạch truật 20g; ngũ vị tử 5g. Thêm vào 10g bán hạ chế, 10g cát cánh và 5g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, ngày 2 lần sáng – tối. Khi uống nếu thấy phân lỏng thì thêm 10g gia Kha tử; thêm 10g gia Mộc hương nếu thấy ăn kém đi.

Cao Bổ Phế: Bài thuốc Đông y chữa ho mãn tính được nhiều người bệnh đánh giá cao

Ngoài hai bài thuốc Đông y đơn giản kể trên, người bệnh ho mãn tính có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Phế được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ nổi tiếng tại nhà thuốc Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc được gia giảm chặt chẽ dựa trên cơ địa thực tế của người Việt Nam hiện đại, sử dụng 100% nguồn dược liệu được trồng trong nước nên được đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị.

Cao Bổ Phế: Thuốc dạng cao đặc tốt thứ 2 trong Đông y
Cao Bổ Phế: Thuốc dạng cao đặc tốt thứ 2 trong Đông y

Nếu theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe của Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó khoa Đông y, Trưởng phòng điều trị Viện YHCT Quân Đội), người bệnh sẽ được phân tích rất kỹ cơ chế hình thành và phát triển của các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh ho mãn tính. Trong chương trình, bác sĩ Vưỡng cũng đề cập tới những vị thuốc được coi là kinh điển trong Đông y giúp chữa ho. Điển hình là các vị: Trần Bì, Tang Bạch Bì, Kim Ngân Hoa, La Bạc Tử, Kinh Giới, Cải Trời, Cát Cánh, Bách Bộ. Đây cũng chính là những vị thuốc góp mặt trong công thức tạo nên Cao Bổ Phế.

Không chỉ chữa triệu chứng, Cao Bổ Phế còn tập trung hồi phục chức năng của 3 tạng tỳ – phế – thận. Đây là 3 tạng “gốc rễ” quyết định đến chức năng của hệ hô hấp, giúp đẩy lùi cơn ho lâu dài. Theo đó, 8 vị thuốc được kết hợp với nhau trong một tỷ lệ vàng để hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị, tập trung giải quyết triệt để các nhiệm vụ sau:

  • Làm ấm, sát khuẩn, tiêu viêm ở đường hô hấp.
  • Làm loãng niêm dịch để giảm cảm giác khô ngứa, kích ứng tại niêm mạc hầu họng, giúp tiêu biến cơn ho từ từ mà không gây ức chế trung tâm hô hấp như những loại kháng sinh thông thường.
  • Hồi phục chức năng ngũ tạng, cân bằng âm dương, củng cố sức đề kháng của cơ thể.

Nhờ cơ chế điều trị khoa học và toàn diện, Cao Bổ Phế cho thấy hiệu quả điều trị chỉ sau 5-7 ngày dùng thuốc. Người bệnh ho mãn tính kiên trì dùng theo đúng chỉ định sẽ thấy bệnh thuyên giảm đến 80-90% sau 15-20 ngày. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định gia cố thuốc theo đợt để duy trì kết quả điều trị dài lâu.

Lắng nghe tư vấn chuyên sâu của bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng về tiến trình trị ho khi dùng Cao bổ Phế:

Để biết bản thân cần dùng thuốc trong bao lâu

Bấm vào số điện thoại để kết nối với bác sĩ ngay!

Thuốc thảo dược có một nhược điểm đó là tính thời vụ của cây thuốc. Nếu thu hái thuốc khi cây chưa “đủ tuổi” thì hàm lượng dược tính không cao. Vì lẽ đó, Nhà thuốc Tâm Minh Đường đã đầu tư và liên kết với nhiều vườn trồng dược liệu trong nước để đảm bảo cung ứng được số lượng thuốc lớn. Bên cạnh đó, Nhà thuốc quyết định bào chế thảo dược tươi thành dạng cao đặc nguyên chất nhằm bảo tồn tối đa giá trị dược liệu. Cao Bổ Phế đảm bảo các tiêu chí:

  • 100% nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế
  • Không pha trộn tân dược, phụ gia
  • Không tác dụng phụ, không gây phụ thuộc thuốc khi ngưng
  • Hiệu quả bền vững không tái phát.

Một số trường hợp đã điều trị thành công nhờ Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Trường hợp của cô giáo Trần Thị Minh

Trường hợp của nghệ sĩ ưu tú Trần Đức

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng xoay quanh bệnh ho mãn tính. Hy vọng rằng qua những kiến thức nêu trên, các bạn đã có thể tự đối phó với chứng bệnh này một cách kịp thời, đúng đắn, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn đọc bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Địa chỉ nhà thuốc

Cập nhật mới nhất vào ngày 19 Tháng Tám, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

ho có nên ngậm gừng
Ho có nên ngậm gừng? Cách trị ho bằng gừng

Các cách trị ho bằng gừng được rất nhiều người truyền tai nhau và sử dụng như một bài thuốc Tìm hiểu thêm

Ho có ăn được trứng gà không?
Ho có ăn được trứng gà, trứng vịt lộn không?

Ho có ăn được trứng gà không? Trứng vịt lộn có phù hợp cho người đang bị ho không? Những Tìm hiểu thêm

Ho gà
Bệnh ho gà là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bệnh ho gà là một trong những bệnh lý quen thuộc đối với trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào Tìm hiểu thêm

Mẹ bị ho cho con bú có sao không?
Mẹ bị ho cho con bú có sao không? Uống thuốc ho gì?

Mẹ bị ho cho con bú có sao không? Câu hỏi này sẽ là chủ đề bàn luận của chúng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *