Khi bị bệnh, việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm là điều cần thiết. Ho nên ăn trái cây gì? Là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Cùng điểm qua những loại trái cây giảm ho, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ngay trong bài viết này.
Ho nên ăn trái cây gì?
Nho
Nho là nhóm trái cây được biết đến với nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, như: Vitamin B1, B2, B6. Trong việc điều trị ho, nho bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng sức mạnh của hàng rào phòng vệ tự nhiên trong cơ thể, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Ngoài ra, ăn nho còn giúp an thần, điều hòa máu trong cơ thể, tốt cho tim mạch, giảm đau đầu do cơn do dai dẳng.
Quất
Quất là loại quả được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y từ thời xa xưa. Quất có vị chua, tính axit, có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao. Trong quất có hàm lượng vitamin C cao, tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, quất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Do quất khá chua, nên khi sử dụng bạn có thể chế biến quất thành các bài thuốc như:
Chưng cách thủy quất với đường phèn: Sau khi rửa sạch quất, bạn cắt nhỏ quất thành từng khoanh tròn, cho vào chén cùng với một lượng đường phèn vừa đủ. Tiếp theo, bạn đun cách thủy cho đến khi đường tan hết là dùng được. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ.
Ngâm quất với mật ong: Quất sau khi rửa sạch, khứa nhẹ quất thành 4 cánh, cho quất ngâm ngập trong mật ong. Sau khoảng 2 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ.
Việt quất
Quả việt quất có chứa thành phần flavonoid là chất chống oxy hóa tự nhiên. Sử dụng quả việt quất thường xuyên giúp da mịn màng, trắng sáng. Trong điều trị bệnh, quả việt quất bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên ăn các thực phẩm chứa flavonoid sẽ ít bị ho khi thay đổi thời tiết hơn 33% so với những người bình thường.
Lựu
Lựu là loại trái cây được chuyên gia khuyên dùng trong điều trị bệnh ho. Đặc biệt, khi cơn ho dai dẳng khiến người bệnh suy nhược cơ thể. Trong lựu có chứa lượng vitamin và khoáng chất cao, giúp bù nước, giảm mất nước nhanh chóng, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, lựu có tính ấm, giải cảm rất tốt. Khi bị ho, nên nhai nát hạt, để khi hạt vào trong cổ họng sẽ kéo theo lượng đờm xuống dạ dày, phá hủy môi trường sinh sống của vi khuẩn. Ngoài ra, theo nghiên cứu, trong hạt lưu cũng chứa thành phần kháng viêm tự nhiên, rất có lợi cho việc điều trị bệnh ho.
Dứa
Dứa được biết đến là loại trái cây có chất kháng viêm tuyệt vời nhờ thành phần Enzyme Bromelain. Bổ sung dứa khi bị ho có tác dụng loại bỏ đờm, nhầy trong cổ họng một cách tự nhiên. Giảm hiện tượng kích thích vòm họng, kháng viêm, từ đó giảm cơn ho rõ rệt. Ngoài ra, trong dứa còn chứa lượng vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Lượng nước trong dứa cũng nhiều hơn loại hoa quả khác, tránh được hiện tượng mệt mỏi khi thiếu nước.
Khế
Khế có tính chua, vị chát, có hiệu quả trong việc điều trị bệnh ho. Khế có tác dụng làm sạch đờm trong vòm họng, tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Trong khế có chất chống oxy hóa flavonoid, cùng với lượng vitamin C dồi dào hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
Khi sử dụng, bạn có thể ăn khế trực tiếp với ít muối giúp giảm viêm. Nếu không hợp với trái cây có tính chua, có thể cắt mỏng và chưng cách thủy với đường phèn dùng hằng ngày. Đối với trẻ nhỏ, có thể sử dụng nước ép khế với một ít đường, cách này có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Dâu tây
Dâu tây là loại quả được khuyến cáo sử dụng trong nhiều loại bệnh. Tác dụng của quả dâu tây là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với hàm lượng vitamin cao gấp nhiều lần so với những loại quả khác. Ngoài ra, sử dụng dâu tây trong việc điều trị ho giúp giảm đờm, giảm sưng viêm và ngứa rát họng.
Quả la hán
Quả la hán là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. Quả la hán có tính mát, vị ngọt, tác dụng chính là long đờm, bổ phổi. Loại quả này thường được chỉ định trong điều trị các bệnh về viêm họng, viêm amidan, viêm có đờm,… Ngoài ra, quả la hán còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.
Để sử dụng trong điều trị bệnh ho, người bệnh nên sắc nước quả la hán cùng với mật ong để uống hàng ngày.
Cùng các bác sĩ INDembassy tìm hiểu về 13 cách trị ho lâu ngày tại nhà đơn giản
Cần kiêng loại trái cây nào khi bị ho?
Dưa hấu
Dưa hấu được biết đến là loại quả giải nhiệt cấp tốc, bù nước nhanh chóng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe cùng lượng vitamin dồi dào.Tuy nhiên, trong việc điều trị bệnh ho, quả dưa hấu không được khuyến khích. Bởi vì, khi sử dụng dưa hấu, gan, thận phải hoạt động nhiều làm tiêu tốn năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng đường lớn trong dưa hấu có thể gây kích thích vòm họng dẫn đến cơn ho.
Dừa
Dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Tuy nhiên, dừa có tính hàn, ảnh hưởng đến phổi, không phù hợp trong việc điều trị ho. Đặc biệt, nhiều chuyên gia khuyên rằng, những người bệnh bị hen suyễn nên kiêng dừa trong quá trình điều trị.
Cam, quýt
Nhiều người nghĩ rằng, khi bị bệnh nên bổ sung cam quýt. Bởi vì lượng nước và vitamin lớn trong loại quả này có thể hỗ trợ tăng cường thể lực cho cơ thể. Thực tế, trong cam quýt chứa lượng cellulite – chất này khó bài tiết ra khỏi cơ thể và thường ngưng tụ lại dưới lớp da. Người bệnh thường sẽ có cảm giác mệt mỏi và nặng nề hơn khi ăn nhiều cam quýt. Ngoài ra, cam quýt cũng kích thích việc tiết dịch nhầy và đờm ở niêm mạc họng.
Xem thêm:
- Ăn gì chữa ho? Bị ho kiêng ăn gì? Ăn xôi có được không?
- Bị ho có ăn măng được không?
- Ho có ăn được thịt gà không? Thịt vịt, thịt bò có ăn được không?
- Ho có ăn được trứng gà, trứng vịt lộn không?
- Ho ăn hải sản được không? Ăn được cua và cá hồi không?
Ho nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì? Bài viết tổng hợp trên đây chắc chắn là câu trả lời mà đọc giả đang tìm kiếm. Đừng quên, bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm là điều cần thiết giúp cải thiện tình trạng ho. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh hiệu quả, an toàn nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23