Bị nổi mề đay có được tắm không? Nên tắm lá gì?

Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu toàn thân. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh tình trạng bị nổi mề đay có được tắm hay không? Đặc biệt có cần phải kiêng nước hay không. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc khi gặp tình trạng nổi mề đay.

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Theo một số mẹo truyền lại từ dân gian, khi mắc phải tình trạng nổi mề đay thì cần tuyệt đối kiêng nước và không được tắm. Đối với các trường hợp nổi mề đay nặng thì cũng không được tiếp xúc với gió quạt. Việc tiếp xúc nước hoặc gió trời sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây ngứa ngáy khó chịu.

Theo Đông Y, mề đay có tính hàn chính vì vậy cần phải tuyệt đối tránh xa những tác nhân có tính hàn. Thực tế, khi mắc phải bệnh nổi mề đay, vùng da của người bệnh bị tổn thương và mẩn đỏ. Chính vì vậy việc hạn chế tiếp xúc với nước và gió là đúng. Tuy nhiên, người bệnh không nên kiêng nước hoặc không tắm rửa.

Bị nổi mề đay có được tắm không

Khi cơ thể bị nổi mề đay dẫn đến tính trạng ngứa ngáy khó chịu, nếu không vệ sinh sạch cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vậy để trả lời cho câu hỏi nổi mề đay có được tắm hay không thì câu trả lời là Có. Cơ thể trong điều kiện nóng bức sẽ liên tục tiết ra bã nhờn hoặc đổ mồ hôi để bài tiết cơ thể. Khi bã nhờn và mồ hôi liên tục tiết ra nhưng không được tắm rửa sạch sẽ sẽ dẫn đến tính trạng ổ vi khuẩn tích tụ. Cơ thể bị nổi mề đay khiến lớp màng bảo vệ da bị suy yếu, kết hợp với việc không tắm rửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Lỗ chân lông không được thở, bị bịt kín sẽ gây tình trạng tắc nghẽn. Đặc biệt là các tế bào chết trên da nếu không được loại bỏ sớm sẽ gây viêm nhiễm và khiến tình trạng bệnh mề đay càng nghiêm trọng hơn.

Do đó để giảm thiểu tối đa tình trạng ngứa ngáy và khó chịu cũng như hạn chế sưng vù , người mắc phải nổi mề đay nên tắm rửa sạch sẽ. Điều này sẽ giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố gây bệnh cũng như vi khuẩn gây hại.

Người bị nổi mề đay tắm cần lưu ý gì?

Tuy nhiên khi tắm rửa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không tắm bằng nước lạnh: thông thường nổi mề đay mang tính hàn. Chính vì thế không nên tắm nước lạnh để hạn chế tình trạng mề đay lan rộng ra các khu vực khác. Người bệnh nên tắm bằng nước ấm, để có thiệt loại bỏ một số vi khuẩn tích tụ trên da. Đồng thời tâm trí cũng được thư giãn và thoải mái hơn.
  • Không cọ rửa quá mạnh tay: khi bị nổi mề đay vùng da đã bị tổn thương nặng . Người bệnh chỉ nên chà nhẹ các vùng da, tránh gây trầy xước. Ngoài ra việc liên tục mạnh tay chà xát sẽ kích thích các nốt mẩn đỏ, làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Không nên ngâm mình quá lâu: Nổi mề đay có thể được tắm nhưng chỉ tối đa từ 7 – 10p. Việc tiếp xúc với nước quá lâu sẽ kích ứng các nốt mẩn. Mỗi ngày chỉ nên tắm 1 -2 lần, không nên lạm dụng mà tắm nhiều lần trong ngày nhé. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, người bệnh nên lau khô người, tránh để tình trạng da còn ẩm ướt mà đã mặc quần áo.
  • Không mặc những bộ đồ bó, gây khó chịu: Trong quá trình bị nổi mề đay, người bệnh nên sử dụng những loại quần áo có chất liệu thoáng mát, rộng rãi. Việc này sẽ giúp cơ thể thoải mái và nhanh chóng giảm tình trạng ngứa ngáy .
  • Không sử dụng xà phòng: Các loại xà phòng tắm hiện nay thường có các thành phần hóa học. Khi vùng da đang bị tổn thương thì người bệnh nên hạn chế sử dụng xà bông tắm. Việc sử dụng các loại lá dân gian để tắm sẽ tốt cho cơ thể đồng thời tránh gây kích ứng.

Người bị nổi mề đay tắm cần lưu ý gì

Nổi mề đay tắm lá gì?

Thay vì sử dụng các loại xà bông có thành phần hóa học, người bệnh có thể sử dụng những loại lá thiên nhiên để thay thế. Các thành phần tự nhiên sẽ giảm thiểu tình trạng kích ứng cũng như an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Các loại lá nên sử dụng khi bị nổi mề đay:

Lá trầu

Lá trầu mang tính nóng sẽ kiềm lại tính hàn của mề đay. Chính vì thế lá trầu là một trong những loại lá được rất nhiều người sử dụng. Đồng thời trong lá trầu có có các dưỡng chất như vitamin và chất xơ. Các dưỡng chất này sẽ giúp các nốt đỏ nhanh chóng tan biến và hạn chế tình trạng lây lan.

Lá trà xanh

Ngoài việc sử dụng lá trầu, dân gian cũng truyền tai nhau công dụng hiệu quả của lá trà xanh. Lá trà có chứa những thành phần hiệu quả giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời lá trà còn có công dùng đào thải độc tố, loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da.

Nổi mề đay tắm lá gì

Lá khế

Một trong những phương pháp chữa trị mề đay hiệu quả là tắm với lá khế. Lá kế có tính kháng viêm, chống viêm nhiễm và hạn chế tình trạng lây lan các nốt mẩn đỏ. Thành phần có trong lá khế sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ các tác nhân gây hại, triệt để các ổ vi khuẩn bám sâu trên bề mặt da. Đặc biệt lá khế còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm da, tránh gây lở loét.

Xem thêm:

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu có công dụng kiềm tính hàn. Khi tắm với lá ngải cứu, các chất độc sẽ được nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Đặc biệt lá ngải cứu có tính kháng viêm phù hợp cho việc chữa trị mề đay, giảm các cơn đau hoặc ngứa ngáy. Tuy nhiên thành phần của lá ngải cứu được cho là có thể gây kích ứng với một số người, chính vì vậy người bệnh cần lưu ý cẩn trọng trước khi sử dụng lá ngải cứu.

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh việc nổi mề đay có được tắm hay không. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích cho người đọc.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Nổi mề đay kiêng gì
Nổi mề đay kiêng gì? Có kiêng gió không?

Nổi mề đay là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở hầu hết lứa tuổi. Nổi Tìm hiểu thêm

Nổi mề đay khi trời lạnh
Nổi mề đay khi trời lạnh do đâu? Cách chữa giảm ngứa ngáy nhanh

Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng thường gặp khi giao mùa, thay đổi thời tiết từ mùa Tìm hiểu thêm

Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người
Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người do đâu? Thuốc trị hiệu quả

Trẻ bị nổi mề đay khiến cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Chắc hẳn sẽ có nhiều Tìm hiểu thêm

Cách trị nổi mề đay tại nhà
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng lá khế và lá kinh giới

Cách trị nổi mề đay tại nhà là phương pháp chữa vừa an toàn, vừa hiệu quả lại vô cùng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *