Suy thận độ 4 đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân trên toàn thế giới. Bệnh lý diễn biến nhanh và phát sinh nhiều biến chứng khó lường đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vậy bệnh này có chữa được không và ăn gì thì tốt. Tất cả sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây.
Suy thận độ 4 là gì?
Suy thận độ 4 là tình trạng suy giảm chức năng thận đến mức 80 đến 90%. So với người bình thường thì chỉ số GFR ở người bị suy thận chỉ dao động từ 15-39ml/phút. Trong trường hợp này, để kéo dài sự sống, người bệnh cần phải được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Như chúng ta đã biết, thận giống như nhà máy lọc đảm nhận nhiệm vụ bài tiết, điều hoà điện giải và đào thải độc tố thông qua đường nước tiểu. Khi thận có dấu hiệu bị tổn thương thì chức năng này gần như đình trệ kiến độc tố và chất thải dồn đọng lại, không thể thoát ra bên ngoài cơ thể. Điều này gây ra một loạt hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Suy thận độ 4 gần như là giai đoạn cuối của bệnh. Hay nói cách khác giai đoạn này là hậu quả từ suy thận độ 1,2,3 để lại đồng nghĩa với số lượng nephron ngày càng suy giảm, từ đó dẫn đến xơ hoá và thận mất dần chức năng khó có thể phục hồi.
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?
Suy thận mạn tính thường diễn biến qua 5 giai đoạn theo mức độ nặng dần, suy ra mức độ 4 là giai đoạn gần cuối với biểu hiện giảm mức lọc cầu thận nặng. Như vậy, xét về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ, suy thận độ 4 không thể coi thường. Nhất là khi chi phí điều trị là một trở ngại lớn đối với nhiều gia đình bệnh nhân, không phải ai cũng đáp ứng được.
Thận có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu thận bị tổn thương thì tất yếu kéo theo cả hệ thống vận hành bị ảnh hưởng. Ngoài cảm giác đau đớn thì người bệnh còn phải đối mặt với một loạt biến chứng do bệnh gây ra như sau:
- Thiếu máu: Người bị suy thận mạn tính thường thiếu máu trầm trọng, từ đó dẫn đến suy giảm lưu lượng oxy và chèn ép lên tim mạch. Trong trường hợp này, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ suy tim hoặc đột quỵ bất cứ lúc nào.
- Huyết áp cao: Khi động mạch trở nên hẹp và dày hơn sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Huyết áp cao cũng là nguyên nhân chính khiến van tim dày và to lên.
- Đái tháo đường: Đây là thủ phạm hàng đầu kích thích tình trạng bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ sinh ra hiện tượng mỡ tích tụ nhiều trong các động mạch, kéo theo một loạt hệ lụy nguy hiểm.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Suy thận độ 4 có chữa được không?
Suy thận độ 4 là bệnh lý nan y khó chữa nhưng nhiều trường hợp người bệnh vẫn có thể kéo dài sự sống từ vài năm đến hàng chục năm. Hơn nữa, việc này có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào tình hình sức khoẻ, tâm lý, thói quen sinh hoạt cũng như phác đồ điều trị của mỗi người.
Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh muốn kéo dài sự sống bắt buộc phải tiến hành lọc máu hoặc thay thận. Nếu không thời gian sống dự kiến chỉ khoảng từ năm hoặc hơn năm, có người ngắn hơn vì bệnh diễn biến nhanh. Ngoài ra, suy thận độ 4 thường bắt nguồn từ một số bệnh lý nặng (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…) nên quá trình điều trị cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, người bệnh có thể sẽ phải gánh chịu những đau đớn và hậu quả tiêu cực gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sinh hoạt, làm việc, tinh thần.
Trên thực tế, có không ít trường hợp bị suy thận độ 4 nhưng họ vẫn sống bình thường do có đủ điều kiện kinh tế cũng như sức khoẻ, biết xây dựng nếp sống khoa học và giữ vững tinh thần lạc quan.
Thực đơn cho người bị suy thận độ 4
Để kiểm soát tình hình bệnh, ngoài áp dụng phương pháp điều trị chuyên khoa thì chế độ ăn uống được đánh giá là công cụ hỗ trợ đắc lực cần đặc biệt xem trọng. Vậy người mắc bệnh lý này cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn? Dưới đây là thực đơn tham khảo dành cho người bị suy thận độ 4:
- Hạn chế tối đa đồ ăn chế biến mặn, nhiều muối và mì chính. Tốt nhất nên thay hoàn toàn bằng chế độ ăn nhạt và kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tối đa là 2-4g.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu lipid và glucid có nhiều trong: Các loại hạt, dầu oliu, khoai lang, miến dong, khoai sọ, bơ, thịt lợn nạc…
- Nếu chỉ số ure trong máu cao, người bệnh cần hạn chế ăn đạm thực vật (các loại đậu, bơ, bột mì, sữa và các chế phẩm từ sữa, gạo, yến mạch,…) và thực phẩm chứa nhiều protein (thịt đỏ, trứng, phô mai, các loại cá,…)
- Bổ sung canxi, vitamin và chất khoáng cần thiết có trong hoa quả tươi và rau xanh (cà chua, su su, bầu, bí, mướp,…) để kích thích khả năng chuyển hoá năng lượng và chống thiếu máu cho người bệnh.
- Không uống quá nhiều nước, lượng nước được khuyến cáo dành cho người bị suy thận mạn là từ 300-500 ml/ngày.
- Kiêng tuyệt đối thói quen sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt có gas, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… vì đây là những yếu tố có hại làm gia tăng áp lực lên thận.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thận độ 4. Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng người bệnh hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan và kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sớm hồi phục!
Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23