Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Chữa được không?

Suy thận căn bệnh gây không ít phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, không chỉ thế bệnh còn kéo theo những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe người bệnh sau này. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để ngăn ngừa nó sớm nhất có thể nhé!

Suy thận là gì?

Thận là cơ quan có nhiệm vụ thanh lọc máu bằng việc loại bỏ đi những chất thải, cặn bã và nước thừa. Đồng thời, nó còn có nhiệm vụ giữ và duy trì lượng muối vừa đủ cho cơ thể, cân bằng chất điện giải trong máu để điều chỉnh huyết áp sao cho đạt được mức ổn định nhất. Như vậy, có thể thấy rằng thận đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, nhưng cũng chính vì thế mà chúng dễ bị tổn thương nhiều hơn nếu chúng ta không giữ gìn, bảo vệ nó.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng ở thận, được chia thành 2 loại theo thời gian mắc bệnh: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Suy thận cấp tính sẽ diễn ra trong vài ngày và có thể được chữa khỏi hoàn toàn hoặc hồi phục một phần nếu điều trị kịp thời và đúng cách.

Suy thận mãn tính là quá trình tiến triển sự không hồi phục chức năng của thận. Do vậy, tất cả các biện pháp được sử dụng cho suy thận mãn tính chỉ giúp làm chậm sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra, hoàn toàn không có khả năng chữa khỏi. Dần dần, thận bị tổn thương nhiều hơn và chức năng bị suy giảm lên đến 90% ở giai đoạn cuối, khi đó người bệnh phải áp dụng những phương pháp điều trị mạnh hơn như thay thế thận, ghép thận.

Suy thận

Nguyên nhân suy thận

Nói về các tác nhân gây ra bệnh suy thận, các nhà nghiên cứu đã chia thành 2 trường hợp tương ứng với 2 loại suy thận cấp và mãn tính. Đối với suy thận cấp tính, 3 lý do chính có thể kể đến đó là thiếu lượng máu cần thiết dẫn đến thận, hoặc tắc nghẽn nước tiểu cần ra khỏi thận và một số bệnh lý xuất hiện ở ngay trong thận.

Còn ở suy thận mãn tính, thì nguyên nhân chủ yếu là những bệnh lý rối loạn, chúng ngày càng phát triển và làm tổn thương thận trầm trọng hơn. Đó là các bệnh lý: Viêm cầu thận, viêm ống thận, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao, trào ngược bàng quang, và một số bệnh ung thư…

Dấu hiệu suy thận

Tùy vào thời gian cũng như mức độ mắc bệnh mà các triệu chứng của bệnh suy thận sẽ thay đổi và có phần rõ ràng hơn. Giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiệu, khiến chúng ta khó phát hiện bệnh và có thái độ chủ quan. Đến lúc nhận thấy được những triệu chứng đó thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và khó chữa trị hơn. Nhìn chung, những biểu hiện sau đây có thể giúp ta nhận biết được bệnh suy thận:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, hay nôn mửa
  • Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn kể cả khi đang đói
  • Hay cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, bị lạnh hơn so với người bình thường
  • Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, rối loạn thời gian ngủ
  • Tiểu nhiều vào buổi đêm, nước tiểu xuất hiện bọt hoặc có máu, lượng nước tiểu và màu nước tiểu thay đổi so với bình thường (ít, nhiều, đậm hoặc nhạt bất thường), cảm thấy đau, căng tức, khó khăn khi đi tiểu…
  • Bị co giật, chuột rút ở bắp chân
  • Xuất hiện phù ở chân, tay, mặt, cổ
  • Ngứa xung quanh người liên tục
  • Đau ngực, khó thở, hơi thở có mùi hôi
  • Đau ở phần hông lưng
  • Huyết áp bị tăng cao đột ngột, khó kiểm soát

Dấu hiệu suy thận

Chẩn đoán bệnh suy thận

Thực tế, bệnh suy thận ở giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ có xét nghiệm mới có thể kiểm tra được quá trình hoạt động của thận đang được diễn ra như thế nào. Hơn nữa, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, hoặc có những thành viên trong gia đình gặp vấn đề với những căn bệnh đó thì việc xét nghiệm thận lại cần thiết hơn cả.

  • Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng 2 cách xét nghiệm thông dụng và hiệu quả nhất để phát hiện suy thận. Đó là xét nghiệm máu để kiểm tra GFR (tốc độ lọc cầu thận) và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra albumin (loại protein có thể xuất hiện trong nước tiểu khi thận đã bị tổn thương). Bằng những xét nghiệm này, dựa vào các chỉ số của GFR hay albumin mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bạn có bị suy thận hay không, và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh như thế nào.
  • Bên cạnh đó thì việc đo huyết áp cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh suy thận. Nếu huyết áp cao hơn so với tiêu chuẩn thì khả năng cao bạn sẽ mắc căn bệnh này. Đối với người bình thường thì huyết áp lý tưởng ở mức dưới 140/90 mm Hg.
  • Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm để đánh giá kích thước, cấu trúc của thận trong cơ thể bệnh nhân. Một số trường hợp đặc biệt, phức tạp hơn sẽ đòi hỏi việc chẩn đoán bằng hình ảnh cao cấp. Ngoài ra thì sinh thiết để lấy một mẩu mô thận rồi quan sát dưới kính hiển vi cũng có thể là một phương pháp để chẩn đoán bệnh suy thận.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến thận, mà còn lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh nếu mắc suy thận mãn tính. Dần dần, chúng sẽ gây nên nhiều biến chứng khác nhau và đe dọa tính mạng bệnh nhân chỉ trong thời gian ngắn, như:

  • Thiếu máu, tăng lượng kali trong máu, làm giảm khả năng hoạt động của tim dẫn đến bệnh tim mạch.
  • Giữ nước trong cơ thể, gây phù ở chân tay, cổ, và phổi.
  • Xương yếu do phải đỡ một lượng nước lớn, tăng nguy cơ gãy xương.
  • Giảm khả năng quan hệ tình dục, giảm ham muốn.
  • Làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi tính cách, gây mất tập trung.
  • Giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Bị suy thận có chữa được không?

Nhiều người lo lắng, thắc mắc rằng liệu mắc bệnh suy thận thì còn chữa được nữa hay không. Như đã phân tích, khả năng hồi phục của căn bệnh này phụ thuộc vào loại suy thận và mức độ của chúng. Nếu người bệnh mắc suy thận cấp tính hoặc mãn tính ở giai đoạn đầu mà phát hiện sớm, áp dụng đúng phác đồ điều trị thì căn bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng và có thể biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, đối với người bị suy thận mãn tính ở giai đoạn cuối, thì những cơ quan khác trong cơ thể đã phải chịu nhiều tổn thương từ các biến chứng khác nhau, sẽ khó thó thể hồi phục. Mọi biện pháp chữa trị khi đó chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh và việc di chứng sang các vị trí xung quanh, không có khả năng chữa khỏi bệnh. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải thực hiện lọc máu và chạy thận để tiếp tục sự sống của mình.

suy thận có chữa được không

Điều trị suy thận bằng cách nào?

Để kiểm soát được căn bệnh này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y luôn là sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng nên các bác sĩ thường xuyên chỉ định bệnh nhân sử dụng những loại thuốc này để điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh suy thận. Nhìn chung, người bị suy thận thường dùng một số loại thuốc như thuốc chống tăng huyết áp, thuốc kiểm soát cholesterol và thuốc chống thiếu máu.

Tuy nhiên, những loại thuốc này thường mang lại tác dụng phụ không tốt cho cơ thể người dùng. Do vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng các sản phẩm này trong thời gian đầu để làm giảm các triệu chứng của bệnh tạm thời. Sau đó nên thay thế bằng những phương pháp chữa trị khác an toàn cho sức khỏe hơn.

Dùng các bài thuốc Nam

Cha ông ta đã lưu truyền lại không ít bài thuốc Nam với nguyên liệu là những loại cây cỏ từ thiên nhiên có khả năng điều trị bệnh suy thận. Vốn dĩ thành phần là các thảo dược lành tính, nên những bài thuốc này hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa việc suy giảm chức năng thận một cách tự nhiên nhất.

Hơn nữa, với những nguyên liệu thông dụng thì chúng ta có thể thực hiện được các bài thuốc đơn giản này ở nhà một cách dễ dàng.

Bài thuốc từ đỗ đen

Đỗ đen được biết đến là loại đỗ có vị ngọt bùi, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ và một số dưỡng chất khác giúp thanh lọc máu, giải độc rất tốt. Chính vì vậy, đỗ đen có khả năng làm giảm áp lực lọc máu và giúp tăng cường quá trình thực hiện chức năng ở thận. Các bạn chỉ cần lấy một lượng đỗ đen vừa đủ (khoảng 20 – 40g) đem đi rang rồi hãm lấy nước và uống mỗi ngày để chữa trị căn bệnh suy thận.

Bài thuốc từ râu ngô

Đây cũng là một nguyên liệu quan trọng góp phần chữa các bệnh về gan, thận bởi râu ngô có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt và lợi tiểu. Bài thuốc này cũng được thực hiện rất đơn giản, dùng 100g râu ngô rửa sạch rồi đem nấu với 1 – 2 lít nước thành trà râu ngô. Sau đó uống trực tiếp thay nước hàng ngày để cơ thể được đào thải hoàn toàn độc tố và hồi phục chức năng ở thận.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể sử dụng một số nguyên liệu khác như cỏ mực, nhân sâm, hay cây cỏ xước… để điều trị căn bệnh suy thận này.

Điều trị suy thận

Cách phòng tránh bệnh suy thận bạn cần biết

Để phòng tránh căn bệnh suy thận thì việc quan trọng nhất là ngăn chặn những yếu tố có nguy cơ phát sinh bệnh. Mà các triệu chứng của căn bệnh này có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, nên việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống là điều cần thiết hơn cả.

Loại bệnh này cũng không chừa một ai, nên tất cả mọi người ở mọi giới tính, mọi độ tuổi cũng cần phải thực hiện những biện pháp sau để đảm bảo cho mình một sức khỏe tốt nhất.

  • Kiểm soát đường huyết để phát hiện được kịp thời tình trạng đái tháo đường – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh suy thận. Nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ ngọt và tinh bột quá nhiều.
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chỉ số huyết áp. Để duy trì huyết áp ở mức độ bình thường thì cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh xa những đồ uống có cồn, caffeine và chất kích thích như thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng có thể ở mức ổn định, không nên tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh. Nếu muốn giảm cân vì bị béo phì thì nên tham khảo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, cần bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho hệ thống tim mạch. Nên sử dụng các loại thực phẩm như: hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, các loại sữa ít đường, cá và thịt gia cầm.
  • Giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày mặc dù đây là loại gia vị không thể thiếu để món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng nước được tích tụ trong cơ thể, làm tăng huyết áp và có hại cho cả tim mạch và thận.
  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để tăng cường khả năng hoạt động của thận. Nên duy trì việc uống 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đủ nước nhất, người trưởng thành có thể uống nhiều hơn (khoảng 3l), trẻ em chỉ cần uống khoảng 1,5l.
  • Luôn để đầu óc thoải mái, hạn chế việc suy nghĩ quá nhiều gây căng thẳng và sẽ làm huyết áp tăng nhanh. Nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ mọi chuyện với người thân, bạn bè hoặc viết nhật ký để cảm xúc được bày tỏ một cách tự do nhất.
  • Tăng cường việc luyện tập thể dục thể thao để tăng cường quá trình hoạt động của thận cũng như của các bộ phận khác. Một số bài tập nên thực hiện đó là: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, thiền… với mức độ khá nhẹ nhàng và tốt cho cả tim mạch.

Trên đây là tất cả những kiến thức mà các bạn cần nắm được để phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh suy thận đúng cách nhất. Hãy thay đổi những thói quen sinh hoạt ngay từ hôm nay và lắng nghe cơ thể mình để xử lý được căn bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!

Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Suy thận nên ăn gì
Suy thận nên ăn gì? Ăn rau gì và kiêng ăn gì?

Suy thận nên ăn gì và nên kiêng ăn rau gì là thắc mắc của rất nhiều người đã nhờ Tìm hiểu thêm

Uống nước nhiều có bị suy thận không
Uống nước nhiều có bị suy thận không? Thói quen uống nước gây bệnh

Uống nước được xem là một phương pháp tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức Tìm hiểu thêm

Suy thận độ 4
Suy thận độ 4 có chữa được không? Thực đơn cho người bệnh

Suy thận độ 4 đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân trên toàn thế giới. Bệnh lý diễn Tìm hiểu thêm

Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu
Creatinin chỉ số bình thường là bao nhiêu? Creatinin tăng trong suy thận

Creatinin là một chất có trong máu. Trong y học, chất này đóng vai trò quan trọng đối với các Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *