Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần những biểu hiện chớm ho thôi là các ông bố, bà mẹ đã cảm giác lo lắng, không biết rằng con mình đang gặp phải bệnh gì? Có nguy hiểm lắm không? Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm chúng ta cần xử lý ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm
Những nguyên nhân khiến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm là do hệ hô hấp, thường là do tình trạng tắc nghẽn đường thở gây ra. Bởi vậy, những biểu hiện này chỉ hay gặp ở trẻ nhỏ nhiều nhất, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Lý do chính bởi hệ hô hấp của trẻ nhỏ lúc này vẫn chưa được hoàn thiện. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ lúc này còn khá yếu để có thể chống lại những nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Cuống phổi của trẻ nhỏ lúc này vẫn chưa được phát triển và còn khá nhỏ. Chính vì vậy đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn khi vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến tình trạng sưng viêm, tiết nhiều dịch đờm hơn so với mức bình thường.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị ho có đờm thở khò khè sẽ được chúng tôi nêu ra dưới đây:
Hen suyễn
Hen suyễn là một trong những bệnh mà trẻ sơ sinh rất hay mắc phải. Những tác nhân từ bên ngoài rất dễ làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc phải bệnh hen suyễn là do yếu tố môi trường bên ngoài gây ra như: Khói thuốc, bụi bẩn, môi trường hóa chất… Những nguyên nhân này cũng là lý do làm hệ hô hấp của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng viêm nhiễm, tức ngực.
Trào ngược dạ dày thực quản
Việc ăn nhiều quá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản xảy ra. Nếu bạn để trẻ nhỏ ăn quá nhiều trong một ngày, sẽ làm ảnh hưởng không tốt đối với trẻ. Bởi lúc này, lượng thức ăn dư thừa sẽ bị trào ngược lên phần thực quản và một số khác sẽ co và tràn vào phần phổi khiến phổi của trẻ nhỏ lúc này bị viêm sưng, khó chịu đồng thời cũng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm. Khi bé ở độ tuổi lớn hơn 1, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xảy ra ít hơn nhiều.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Những bệnh trẻ hay gặp phải nhiều nhất là: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, cảm cúm… Những bệnh trên phần lớn nguyên nhân do trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Và tình trạng này thường xuyên diễn ra cũng là một trong số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị khó thở, ho có đờm.
Xem thêm
- Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn mà hiệu quả
- Thuốc tiêu đờm cho trẻ loại nào tốt nhất? Tây y, đông y hay bài thuốc dân gian
- Trẻ bị ho có đờm và cách chữa được nhiều phụ huynh tin dùng
Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè và có đờm phải làm sao?
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm mới chỉ ở giai đoạn đầu chưa cần đáng lo ngại. Tuy nhiên, cứ để tình trạng ho có đờm kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ. Đồng thời có thể làm ảnh hưởng tới cả tính mạng của trẻ, bởi hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất yếu, sức đề kháng chưa được khỏe. Chính vì vậy, việc cần làm ngay từ khi trẻ có dấu hiệu ho nhẹ, bố mẹ trẻ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất hoặc bệnh viện đẻ được điều trị sớm nhất.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm
Để có những chuẩn đoán cụ thể nhất, chính xác nhất bố mẹ của trẻ cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm khi mới chớm bị ho. Để đưa ra được kết luận chính xác, bác sĩ chuyên khoa cần phải thực hiện một vài xét nghiệm nho nhỏ. Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết luận bệnh mà trẻ đang gặp phải và hướng dẫn cho những ông bố, bà mẹ cách chăm sóc trẻ lúc này một cách hợp lý nhất.
Một số trường hợp thấy bé nhà mình mới bị ho và nghĩ bệnh chưa đáng lo ngại nên chưa dẫn trẻ tới các bác sĩ thăm khám. Điều này sẽ làm tình trạng ho khò khè của con bạn ngày càng phát triển nặng hơn trước. Không những vậy, còn làm ảnh hưởng khá nhiều đến hệ hô hấp non nớt của trẻ. Với những trường hợp dưới đây, bố mẹ của trẻ cần mang trẻ đến bệnh viện thăm khám luôn:
- Với trường hợp trẻ dưới 3 tuổi có tình trạng ho thở khò khè có đờm, toàn thân tím tái.
- Trường hợp trẻ bị ho kéo dài thời gian lên tới 2 hoặc 3 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Những đứa trẻ có tiền sử về bệnh đường hô hấp, đặc biệt nhất là những trường hợp trẻ từng bị hen suyễn.
- Trẻ bị sốt cao, nôn trớ mặc dù đã sử dụng qua một số loại thuốc.
Đối với những trường hợp bị nhẹ, bác sĩ có thể thăm khám đưa ra đơn thuốc phù hợp, để bố mẹ trẻ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Còn với trường hợp trẻ bị nặng hơn cần phải để trẻ lại bệnh viện thăm khám, theo dõi tình hình thường xuyên tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
Mẹo điều trị ho thở khò khè tại nhà
Bên cạnh việc dùng những loại thuốc kháng sinh điều trị ho cho trẻ, bố mẹ của trẻ cũng nên tìm hiểu một số mẹo trị ho thở khò khè tại nhà cho trẻ. Nhằm mục đích hỗ trợ quá trình điều trị ho được nhanh hơn.
- Một trong những điều cần làm hàng ngày với trẻ bị ho thở khò khè, chính là vệ sinh mũi, họng thường xuyên. Loại nước muối mà bố mẹ hay dùng cho trẻ là Nacl 0,9%, không những làm giảm dịch nhờn trong mũi mà còn giúp giảm vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.
- Giữ ấm cơ thể: Chắc hẳn bố mẹ nào cũng cần phải biết việc giữ ấm cơ thể cho trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết. Cần phải tránh gió thổi trực tiếp vào những phần tai, mũi, họng, ngực và đặc biệt là phần mặt của bé.
- Cho bé uống thật nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, lượng nước được đưa vào có tác dụng làm dịu cổ họng đồng thời làm loãng dịch đờm của cổ họng.
- Vỗ long đờm: Thường thì mẹ bé sẽ vỗ nhẹ vào lưng, giúp bé được thông thoáng đường thở một cách tốt nhất.
- Chườm khăn ấm: Trong trường hợp trẻ bị ho thở khò khè, bố mẹ trẻ có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm để chườm lên trán, cổ, nách và bẹn với mục đích giảm ho và sốt.
- Dùng tỏi giã nhỏ kết hợp cùng với sữa để trẻ uống mỗi ngày cũng là một trong những cách khá hay được nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn (Tỏi được biết đến với công dụng cực tốt trong việc kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả).
Qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được nguyên nhân cũng như cách điều trị trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm. Chúng tôi hy vọng rằng, qua những thông tin trên có thể giúp được những ông bố, bà mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ và điều trị bệnh ho của trẻ một cách hiệu quả.
Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23