Viêm cầu thận là gì? Có chữa được không và không nên ăn gì?

Viêm cầu thận là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia. Chứng bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ, trên mọi lứa tuổi. Bệnh có thể dễ dàng được kiểm soát. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi sẽ xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản qua bài viết sau đây.

Viêm cầu thận là gì?

Phản ứng viêm diễn ra tại cầu thận gồm viêm ở các mạch máu của thận và các tiểu cầu thận được gọi là viêm cầu thận. Thận là cơ quan lọc máu, điều hòa các chất điện giải, bài tiết các chất thải đồng thời thận cũng tham gia vào quá trình tạo máu, duy trì huyết áp ổn định.

Do đó, nếu cầu thận bị tổn thương có thể dẫn đến các triệu chứng như tăng huyết áp, phù, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,… nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn là 2 thể của bệnh viêm cầu thận. Mỗi thể bệnh lại có các nguyên nhân, biểu hiện và đặc điểm khác nhau.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?

Viêm cầu thận mạn là tình trạng các cầu thận bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài gây rối loạn các chức năng thận. Thể bệnh này thường tiến triển chậm trong vài năm mà không có bất kì triệu chứng nào.

Hiện nay, chưa có một công thức ước tính cụ thể nào về thời gian sống của những người mắc viêm cầu thận mạn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, chế ăn uống, luyện tập, thói quan sinh hoạt hàng ngày,… mà thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau.

Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối sau thời gian trung bình là khoảng 10 năm. Khi suy thận bước vào giai đoạn cuối, bệnh nhân chỉ có thể ghép thận hoặc chạy thận để kéo dài thời gian sống. Bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5 đến 10 năm hoặc thậm chí là 20 đến 30 năm nếu đều đặn chạy thận đúng lịch.

Thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào cách đáp ứng với thuốc của cơ thể, phương pháp điều trị và đặc biệt là thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Bệnh viêm cầu thận có lây không?

Viêm cầu thận là một di chứng muộn của nhiễm trùng strep nhóm A. Tuy nhiên, người bệnh thường lây nhiễm bệnh từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Thông thường, bệnh lây truyền chính là qua dịch tiết mũi hoặc nước bọt từ người nhiễm bệnh. Những người bệnh biểu hiện triệu chứng sẽ có khả năng truyền vi khuẩn cao so với bệnh nhân mang mầm bệnh nhưng không triệu chứng. Những nơi tập chung đông đúc như trung tâm giữ trẻ, trường học, trại huấn luyện quân sự thường tạo điều kiện cho vi khuẩn lây truyền.

Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh cũng có thể lây lan thông qua thực phẩm nếu không biết cách xử lý. Những vật có thể mang mầm bệnh như đồ gia dụng, đĩa hoặc đồ chơi lại rất khó có khả năng lây lan.

Bệnh viêm cầu thận có lây không

Bệnh viêm cầu thận có chữa được không?

Người bệnh lo lắng không biết bệnh viêm cầu thận có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chữa có thuốc điều trị đặc hiệu, những phương pháp chủ yếu giúp kìm hãm sự phát triển của bệnh đến suy thận hoặc giảm triệu chứng. Như vậy, khi được chẩn đoán bệnh viêm cầu thận mạn thì khả năng chữa khỏi dứt điểm là không thể.

Tùy thuộc vào từng cấp độ của bệnh mà người bệnh cần có phương án điều trị riêng. Đối với những người bệnh không có triệu chứng lâm sàng và chữa bị suy thận. Ngược lại, những người đã biểu hiện triệu chứng rõ rệt có thể sử dụng những loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc trị tăng huyết áp
  • Thuốc chẹn beta giao cảm nếu suy tim
  • Nhóm ức chế men chuyển
  • Nhóm thuốc corticoid

Xét nghiệm viêm cầu thận

Chẩn đoán xác định:

  • Phù
  • Protein niệu
  • Hồng cầu niệu
  • Trụ niệu
  • Urê máu, Creatinin máu tăng
  • Hình ảnh X quang, chụp thận

Điều trị viêm cầu thận cấp

Tình trạng viêm xảy ra bất ngờ, đột ngột tại cầu thận được gọi là viêm cầu thận cấp. Đợt viêm cấp này thường xuất hiện cùng với các triệu chứng như tăng huyết áp, phù, protein niệu, hồng cầu niệu. Bệnh nhân có thể bị viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A sau viêm họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da. Đa số trường hợp mắc viêm cầu thận cấp có thể khỏi hoàn toàn sau từ 4 đến 6 tuần.

Nếu điều trị không đúng cách, triệt để viêm cầu thận cấp có thể tiến triển thành viêm cầu thận mạn. Do đó cần tuân thủ phác đồ điều trị để bệnh không chuyển thành mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân: Điều trị bằng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Kháng sinh chủ yếu được dùng bằng đường uống và là những loại kháng sinh ít gây độc cho thận. Trong trường hợp bệnh gây ra bởi liên cầu khuẩn, bạn sẽ được chỉ định dùng penicillin theo đường tiêm bắp.
  • Nghỉ ngơi: Theo dõi sức khỏe hàng ngày, áp dụng chế độ ăn nhạt với thực đơn ít muối, không ăn các loại dưa muối, cà muối, tránh nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, tránh lao động nặng nhọc trong 6 tháng đầu.
  • Nếu bệnh thận đã ở giai đoạn cuối, phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp lâu dài là ghép thận và chạy thận. Trường hợp người bệnh không đủ sức khỏe để tiến hành ghép thận, lựa chọn duy nhất để điều trị là chạy thận.

Điều trị viêm cầu thận cấp

Điều trị triệu chứng:

  • Tăng huyết áp: Thường được điều trị bằng các nhóm thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, thuốc lợi niệu quai, thuốc chặn thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE).
  • Phù: Dùng các thuốc chống/giảm phù theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe và hiệu quả điều trị. Để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu đi, các chuyên gia khuyên bạn nên nói không với các nhóm thực phẩm sau đây.

Thực phẩm nhiều đạm

Urê là chất thải được hình thành trong quá trình cơ thể tiêu hóa các thực phẩm chứa đạm. Bình thường urê sẽ được đào thải qua nước tiểu nhưng ở người mắc viêm cầu thận, do rối loạn chức năng thận nên urê không được đào thải mà tích tụ lại trong máu, gây áp lực cho thận, làm tình trạng viêm thận ngày càng xấu đi. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm cũng gây nên hiện tượng tích tụ urê trong máu. Bạn nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn và xác định lượng đạm phù hợp với mình, tránh việc dừng hoàn toàn các thực phẩm chứa đạm.

Muối

Bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều muối như giăm bông, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, hạn chế thêm muối vào món ăn vì chế độ ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp, thận phải làm việc với công suất lớn hơn để điều hòa huyết áp. Điều này ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm tại thận.

Bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì

Thực phẩm giàu kali

Chuối, cam, cà chua, khoai lang, rau bina, các loại đậu, hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm chứa nhiều kali bạn cần tránh nếu không may mắc viêm cầu thận. Vì khi bị viêm, thận sẽ không thể lọc chính xác lượng kali dư thừa trong máu dẫn đến tình trạng tăng nồng độ kali trong máu. Nồng độ kali quá cao có thể hủy hoại chức năng thần kinh, cơ, loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đau tim.

Các bệnh liên quan:

  • Thận đa nang là bệnh gì? Có nguy hiểm, di truyền không?
  • Bệnh thận IgA là gì? Có nguy hiểm, chữa khỏi được không?
  • Nang thận là gì? Có nguy hiểm không và nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm cầu thận nên ăn quả gì?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, khi bị bệnh nên ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Điều này không sai nhưng trong các loại hoa quả được cho là tốt đó, bạn vẫn nên lưu ý đâu là loại quả thích hợp nhất với người mắc viêm cầu thận.

  • Khi thấy hiện tượng giảm lượng nước tiểu, người bệnh dùng nhiều dưa hấu, bí đao, đậu đỏ, mướp vì đây là những loại quả chứa nhiều nước cùng lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, không những bù nước, chúng còn giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường hệ miễm dịch.
  • Trường hợp có biểu hiện cao huyết áp thì nên ăn ngô, ngó sen. Ngoài ra, các món ăn được làm từ khoai, cần tây, đậu phộng cũng mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân viêm cầu thận.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh viêm cầu thận mà bạn nên biết. Hy vọng các thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Suy thận cấp
Suy thận cấp có phục hồi được không? Tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác

Suy thận cấp khá phổ biến ở người cao tuổi và là mối đe dọa đến tính mạng trong thời Tìm hiểu thêm

Suy thận có được ăn tổ yến không
Suy thận có được ăn tổ yến không? Cách ăn cho người bệnh

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định việc điều trị dứt điểm bệnh suy thận. Theo Tìm hiểu thêm

suy thận ở trẻ em
Suy thận ở trẻ em dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong những năm gần đây, tình trạng suy thận ở trẻ em đang rất đáng quan ngại, tỷ lệ các Tìm hiểu thêm

Suy thận uống nước dừa được không
Suy thận uống nước dừa được không? Loại nước tốt cho người bệnh

Nước dừa không chỉ là một loại nước giải khát mà còn là một thức uống giàu dinh dưỡng, tốt Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *