Nếu bạn đang gặp tình trạng đau, sưng, nhức mỏi vùng bẹn, rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh viêm khớp háng. Cụ thể căn bệnh này là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp háng? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.
Triệu chứng viêm khớp háng
Khớp háng nằm ở vị trí xương đùi và xương chậu, đây là khớp hoạt dịch, có cấu trúc hình chỏm cầu vững chắc. Khớp háng có thể cử động, nhiệm vụ chính là giúp hai chân di chuyển linh hoạt.
Viêm khớp ở vị trí háng thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh gây nên những cơn đau, tê nhức, khó chịu ở vùng háng. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng hông, thắt lưng và xuống 2 đùi.
Triệu chứng của viêm khớp háng sẽ khác nhau qua từng giai đoạn. Để phân biệt, các chuyên gia đã chia bệnh viêm khớp háng thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, cơn đau không xuất hiện thường xuyên, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ khi vận động mạnh, đi bộ nhiều, leo dốc, cầu thang,… Cơn đau có thể kéo dài khoảng vài giờ, triệu chứng đau còn kèm theo tê mỏi, co duỗi chân khó, di chuyển khó khăn.
Giai đoạn giữa
Ở giai đoạn giữa, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi, ngủ,… cơn đau sẽ lan xuống đùi và vùng hông trên. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, khó khăn trong việc đi lại, mặc quần áo,…
Giai đoạn nặng
Trong giai đoạn này, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên, cơn đau nhức khó chịu có thể dẫn đến tình trạng sốt, co cứng chân, chân không thể duỗi thẳng. Người bệnh khó có thể đi lại, cơn đau dữ dội kéo đến mỗi khi cử động chân. Trong giai đoạn này, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời.
Nguyên nhân viêm khớp háng
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp háng, được chia làm 2 nhóm nguyên nhân, đó là:
Nguyên nhân cơ học
- Yếu tố sinh hoạt, công việc: Công việc vận động mạnh, thường xuyên mang vác nặng nhọc, di chuyển, tạo áp lực lớn cho vùng khớp háng. Bên cạnh đó ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không hợp lý, stress căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Do chấn thương: Chấn thương do tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, chấn thương khi rèn luyện thể thao,… dẫn đến trật khớp, khớp tổn thương và bị viêm.
- Giới tính: Theo thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp háng lớn hơn đàn ông từ 1,5 – 2 lần. Nguyên nhân do xương khớp của phụ nữ yếu hơn, quá trình mang thai, sinh đẻ gây ảnh hưởng lớn đến vùng khớp háng.
- Những nguyên nhân khác: Di truyền, béo phì,….
Nguyên nhân bệnh lý
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp gây nên ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp háng dẫn đến tình trạng viêm khớp háng. Biểu hiện cụ thể là các khớp bị cứng, đau, sưng và có thể bị biến dạng nếu không được chữa trị kịp thời.
- Thoái hóa khớp háng: Tuổi già, vận động nhiều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp háng. Khi khớp háng bị thoái hóa, chúng sẽ dễ bị tổn thương hơn và dẫn đến tình trạng viêm khớp háng.
- Viêm bao màng hoạt dịch, viêm gân: Gân và màng hoạt dịch là bộ phận bao bọc bên ngoài khớp, có tác dụng bảo vệ, bôi trơn và nâng đỡ phần sụn khớp. Nếu bộ phận này bị viêm, chúng sẽ mất khả năng bảo vệ khớp, dẫn đến tình trạng viêm khớp háng.
- Thoát vị bẹn: Tình trạng này xảy ra khi vùng túi thoát vị bị xâm nhập bởi màng tế bào lót nào đó bên trong khoang bụng. Chúng làm cho túi thoát vị to lên, phình ra, khiến vùng háng sưng đau, to bất thường.
- Teo cơ háng: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em từ 3 – 13 tuổi. Do một số nguyên nhân, khớp háng của trẻ em không phát triển mà teo dần dẫn đến tình trạng viêm, suy giảm chức năng khớp. Nếu không chữa trị sớm, khả năng vận động của trẻ khi lớn sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm Viêm khớp cùng chậu là gì? Có tập yoga được không?
Viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp háng là căn bệnh nguy hiểm. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ bị đau, cứng khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm khớp háng có thể biến chứng thành tình trạng lệch khớp hoặc tàn tật suốt đời.
Chính vì vậy, khi vừa xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ/chuyên gia, để tiến hành kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Điều trị viêm khớp háng
- Dùng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: ibuprofen, aspirin, naproxen trong quá trình điều trị bệnh. Lưu ý, việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thường được dùng cho trường hợp bệnh viêm khớp háng ở giai đoạn giữa và nặng. Hỗ trợ người bệnh cải thiện chức năng cột sống, tránh tàn tật.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bệnh viêm khớp háng có thể được cải thiện nếu như người bệnh duy trì các thói quen như sau: Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh căng thẳng, mệt mỏi; không vận động mạnh; mang vác nặng; ăn uống đủ chất, bổ sung thêm canxi; tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao: Duy trì các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp háng.
- Giảm cân: Giảm cân giúp giảm áp lực từ cân nặng cơ thể lên vùng khớp háng.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ, khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Phẫu thuật nhằm mục đích chỉnh khớp háng khi khớp háng bị lệch, thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp háng do tổn thương nghiêm trọng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh viêm khớp háng. Viêm khớp háng là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần chủ động theo dõi. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Cập nhật mới nhất vào ngày 28 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23