Bệnh ho gà là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bệnh ho gà là một trong những bệnh lý quen thuộc đối với trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào các giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Bạn nên nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh mà chúng tôi đã tổng hợp sau đây để đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh ho gà là gì, có nguy hiểm không?

Ho gà (tên tiếng anh là Whooping cough) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm được gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh thường xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu vẫn khởi phát nhiều ở các độ tuổi trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi.

Ho gà

Người bị ho gà thường tạo ra các cơn ho dữ dội, không được kiểm soát và khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở. Sau mỗi lần ho, thì người bệnh cần hít thở thật sâu làm phát ra các âm thanh như tiếng rít dài. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và đặc biệt nghiêm trọng với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Nếu như người mắc bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời cũng như đáp ứng được mọi chỉ tiêu của bác sĩ đề ra thì có thể điều trị khỏi ngay chỉ sau 1 thời gian ngắn. Còn nếu như chậm trễ điều trị thì sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, thậm chí là khiến bệnh nặng hơn.

Đây là bệnh lý có khả năng gây ra ô nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh và nguồn lây chủ yếu là trẻ nhỏ. Khả năng lây nhiễm có thể lan nhanh nhất trong thời gian 2 tuần đầu kể từ khi bệnh bị phát.

Thông thường, bệnh sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp thông qua giọt nước bọt trong không khí, tiếp xúc với người bệnh ho hoặc tiếp xúc với các loại dịch tiết ở niêm mạc mũi và họng.

Nếu như để bệnh quá lâu trong thời gian dài thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản
  • Ho kéo dài và ngừng thở có thể dẫn đến tử vong (thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi).
  • Ho nhiều khiến lồng ruột, thoát vị ruột và sa trực tràng.
  • Vỡ phế nang, tràn khí trung thất và tràn khí màng phổi.
  • Một số trường hợp bị biến chứng não là tỷ lệ để lại di chứng và tử vong cao.

Theo tổng hợp của tổ chức y tế thế giới thì hàng năm sẽ có khoảng 30 đến 50 triệu người nhiễm bệnh ho gà và con số tử vong lên tới 300 ngàn người. Trong số đó, số lượng người tử vong được liệt kê nhiều nhất chủ yếu là trẻ nhỏ.

Ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Theo các y bác sĩ, các triệu chứng liên quan đến bệnh ho gà thường phát triển trong vòng 5 đến 10 ngày kể từ thời điểm trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Các biểu hiện đi kèm thông thường bao gồm như: đau họng, cảm lạnh, sốt nhẹ và ho. Các chuyên gia hàng đầu cho biết, thông thường các cơn ho sẽ ngày càng trở nên nặng hơn khiến cơn ho kịch phát trong vòng 1 đến  2 tuần và có thể kéo dài lâu hơn 1 đến 2 tháng. Sự đặc trưng của bệnh lý này là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy và cuối cơn ho sẽ chảy rất nhiều đờm đãi trong suốt và cuối cùng là gây nôn.

Cục y tế dự phòng cho biết sẽ tiến triển với các giai đoạn như:

Với thời kỳ ủ bệnh: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 6 đến 20 ngày, đây là giai đoạn thường không xuất hiện triệu chứng gì.

Dấu hiệu ho gà ở trẻ em

Giai đoạn đường hô hấp viêm long: Thường sẽ kéo dài 1-2 tuần và sẽ xuất hiện triệu chứng như sốt nhẹ, nước mũi bị chảy, ho húng hắng và hắt hơi thường xuyên. Ở cuối giai đoạn sẽ xuất hiện tình trạng ho nặng hơn.

Giai đoạn khởi phát: Thông thường sẽ kéo dài 1 đến 6 tuần và một số trường hợp dài tới 10 tuần với các biểu hiện cụ thể sau:

  • Ho: Trẻ sẽ ho rũ rượi, ho thành từng cơn và các cơn nằm trong khoảng 15 đến 20 tiếng liên tiếp nhau và giảm dần về sau. Chính vì vậy, trẻ sẽ bị thiếu oxy khiến mặt tím tái, đỏ mặt, tĩnh mạch cổ bị nổi khiến nước mắt và nước mũi chảy nhiều.
  • Trẻ thở rít vào: Thường xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho và tiếng rít phát ra như tiếng gà. Với các trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ không thể nghe thấy được tiếng rít khi ho.
  • Khạc đờm: Kết thúc mỗi cơn ho sẽ là việc khác đờm trắng, có màu trong và dính. Trong đờm này sẽ là nguồn lây bệnh mới bởi chứa vi khuẩn ho gà.

Giai đoạn bệnh phục hồi: Các cơn ho sẽ giảm dần, bệnh nhân hạ sốt nhưng sau nhiều tháng có thể tái phát và gây ra viêm phổi.

Triệu chứng ho gà ở người lớn

Với người lớn thì các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện nhẹ hơn hoặc ít xảy ra các cơn ho điển hình hoặc không có triệu chứng cụ thể. Người lớn bị ho gà thường có thể khỏi bệnh ngay sau 1 tuần.

Xem thêm

Bệnh ho gà có lây không, lây qua đường nào?

Đây là bệnh lý được gọi là nhiễm trùng cấp nên có tốc độ lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch lớn, nhỏ. Ổ chứa bệnh này thường là người và chủ yếu là đối với các trẻ nhỏ. Trong đó 80% người tiếp xúc thường là các thành viên cùng gia đình và các hộ gia đình gần với người bệnh cũng có thể dễ bị lây. Bệnh lây lan nhanh chóng trong khoảng thời gian khởi phát và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

Bệnh có thể lây qua các dạng sau:thông qua bọt trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng và niêm mạc mũi do người nhiễm bệnh khạc nhổ.

Ho gà

Nguyên nhân gây bệnh ho gà

Bệnh lý này bị gây ra do 1 loại vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis và bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua bọt của những người bị nhiễm khuẩn hoặc đồ vật có chứa dịch tiết nhiễm khuẩn.

Đây là loại vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong cơ thể người có sức đề kháng rất yếu nên sau khi phóng thích vào không khí thì vi khuẩn thường bị tác động bởi ánh sáng và nhiệt độ rồi bị chết sau khoảng 1 giờ.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc ho gà, tuy nhiên chiếm 90% đều là số ca mắc của trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc các trẻ chưa được tiêm phòng đủ 3 mũi.

Xét nghiệm ho gà để chẩn đoán bệnh ho gà

Thông thường, người mắc bệnh này sẽ được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để kiểm tra lượng bạch cầu có trong máu nằm ở mức độ nào. Nếu như số lượng bạch cầu cao là cơ thể bạn đang trong tình trạng viêm nhiễm bị gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng viêm và lâm sàng khác sẽ được các bác sĩ kiểm tra và kết luận có ảnh hưởng đến bệnh hay không.

Chụp X-quang

Thực hiện bước này sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ viêm và lượng dịch có bên trong phổi. Từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác hơn tình trạng của người bệnh. Ngoài ra, phương pháp mang lại độ nhạy xét nghiệm cao nhất là sinh học phân tử PCR cũng được áp dụng để kiểm tra và chẩn đoán bệnh này.

Xét nghiệm dịch mũi, họng

X-quang sẽ giúp kiểm tra mức độ viêm cũng như lượng dịch có bên trong phổi để có thể chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất.

Điều trị bệnh ho gà như thế nào cho hiệu quả cao?

Sử dụng thuốc Tây

Khi điều trị bệnh, bạn nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung năng lượng cho trẻ (bởi sau các cơn ho trẻ có thể bị nôn).

Sau khi sức khỏe của trẻ bình phục hơn thì bạn có thể tuân thủ sử dụng kháng sinh bao gồm: Erythromycin và Cephalosporin/ Amoxycillin,… trước khi trẻ xuất hiện các cơn ho. Với trẻ 6 tháng tuổi cần điều trị sớm và ngay khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu quan trọng.

Các trường hợp trẻ bị nặng hơn có thể xuất hiện các cơn co giật thì nên sử dụng các loại thuốc chống co giật như: seduxen, phenobarbital,…

Ho gà

Mẹo chữa ho gà tại nhà

Khi điều trị bệnh tại nhà với trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể lưu ý các phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng toa kê của bác sĩ có chuyên môn.
  • Thường xuyên bổ sung nước để làm loãng đờm dịch và giảm nhẹ nhanh chóng các triệu chứng bệnh.
  • Nên nghỉ ngơi trong phòng ốc có điều kiện sáng sủa và thông thoáng.
  • Rửa mũi cho bé thường xuyên và súc miệng nhiều để giảm được các nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
  • Hạn chế ra ngoài trong thời gian điều trị để bệnh giảm lây lan.
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng để diệt khuẩn ngay sau khi hắt hơi hết hợp với vệ sinh mũi.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong gian bếp để tạo ra các bài thuốc có hiệu quả.

  • Nhai nuốt trực tiếp một vài tép tỏi sống hoặc ép tỏi lấy nước uống mỗi ngày hoặc có thể sử dụng kè thịt và cá để cải thiện sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh bị tái phát (lưu ý chỉ nên sử dụng 4-5 tép tỏi để tránh bị gây ra các tác dụng phụ).
  • Giã gừng tươi chắt lấy nước cốt rồi pha kèm một ít nước sắc cùng cây cỏ cà ri và  thìa cà phê mật ong để uống hàng ngày. Chú ý dùng đều đặn 2-3 lần để bớt ho nhanh chóng và có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng gừng tươi băm nhuyễn với lá me, nước cốt chanh và đường phèn. Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi đất, thêm 1 ít ước để lửa nhỏ liu riu cho đến khi cô đặc lại thành siro lỏng rồi uống 2-3 thìa mỗi ngày để giảm ho.

Bài thuốc Đông y chữa ho gà

Đông y gọi bệnh lý này là Bách nhật khái, người bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu tại các huyệt như: phong môn, phế du, xích trạch, liệt khuyết, thiên dột và phong long.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc điều trị khác như: 6g hạnh nhân, 4.5g liên kiều, 2.4g bạc hà, 7.5g tang diệp, 3g cúc hoa, 5g cát cánh, 2.4g cam thảo và 6g lô căn. Mang các liều này sắc lên và sử dụng trong thời kỳ đầu để điều trị bệnh.

Bài thuốc kết hợp phúc hoa (bọc vải), bán hạ, tiền hồ, hạnh nhân, 5g tô tử, 3g trần bì, 9g địa long, 10g đại giả thạch, 3g cam thảo. Điều chế thành khái thang và có khả năng điều trị khỏi lên tới 83,7% và mang lại hiệu quả 99.4%.

Xem ngay Cách trị ho lâu ngày không khỏi cho người lớn nhanh chóng

Cao Bổ Phế: Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh ho gà an toàn

Cao Bổ Phế là bài thuốc được nghiên cứu bởi các bác sĩ tại Nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược. Bài thuốc này được nhiều chuyên gia đánh giá là tiên phong trong điều trị nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp hiệu quả. Trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì?” – VTV2, Ths.Bs Nguyễn Bá Vưỡng đã giới thiệu Cao Bổ Phế đến đông đảo khán giả trên cả nước. Bạn đọc có thể theo dõi lại chương trình trong video dưới đây:

Thành phần của Cao Bổ Phế gồm 8 vị thuốc được ví là “bát dược bình phế” trong Đông y, bao gồm: Kim ngân hoa, cát cánh, bách bộ, la bạc tử, kinh giới, tràn bì, tang bạch bì, cải trời. Nổi bật trong bài thuốc là hai vị kim ngân hoa và kinh giới. Đây là hai vị thuốc có tác dụng giảm ho, kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn ho gà, cắt cơn ho hiệu quả.

100% thảo dược được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nhằm đảm bảo độ tinh sạch và hàm lượng dược chất đạt chuẩn. Ngoài ra, Cao Bổ Phế đã được bào chế ở dạng cao đặc nguyên chất nhằm giữ gìn tối đa dược tính quý của thảo mộc.

Cao Bổ Phế: Thuốc dạng cao đặc tốt thứ 2 trong Đông y
Cao Bổ Phế: Thuốc dạng cao đặc tốt thứ 2 trong Đông y

Cao Bổ Phế điều trị ho gà theo hai hướng:

  • Khắc phục, khống chế triệu chứng: Các vị thuốc với đặc tính kháng khuẩn mạnh như kim ngân, kinh giới, trần bì giúp ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường thở, giảm cảm giác ngứa ngáy nơi hầu họng, giảm ho. Bên cạnh đó, dược chất trong thuốc tác động vào cơ trơn hệ hô hấp để giảm tình trạng co thắt, ngừa dị ứng, giảm triệu chứng thở gấp, thở ngắn, thở rít.
  • Hồi phục chức năng phế phổi: Để trị ho gà tận gốc, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, hen suyễn… quan trọng nhất vẫn là củng cố sức đề kháng của cơ thể thông qua cơ chế điều hòa ngũ tạng. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” mà bài thuốc Cao Bổ Phế tuân thủ trong điều trị.

Trong điều trị thực tế, cứ 10 người dùng Cao Bổ Phế thì 8 người đạt được hiệu quả khả quan. Các trường hợp điều trị thành công đều duy trì được kết quả dài lâu, không tái phát, không phụ thuộc thuốc khi ngưng.

Để biết trường hợp của mình cần dùng thuốc trong bao lâu

Liên hệ ngay, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn!

Lắng nghe phân tích của bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng về cơ chế điều trị, lộ trình tiến triển khi dùng Cao Bổ Phế chữa các bệnh lý viêm đường hô hấp trong video ngắn sau:

Nhà thuốc Tâm Minh Đường là thương hiệu Đông y nổi tiếng lâu đời đã từng được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”. Khi điều trị tại Tâm Minh Đường người bệnh hoàn toàn yên tâm vì đội ngũ bác sĩ, lương y đều là những gương mặt nổi tiếng, dày dặn kinh nghiệm. Điển hình như:

  • PGS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên Học viện Y Dược TPHCM).
  • Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó khoa Đông y, Trưởng phòng điều trị Viện YHCT Quân Đội).
  • Bác sĩ CKI Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên Giảng viên ưu tú Học viện YHCT Tuệ Tĩnh).

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bạn đọc đặt câu hỏi trực tiếp trong khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Địa chỉ nhà thuốc

Chăm sóc người bị bệnh ho gà như thế nào? 

Ngoài bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh, thì khi chăm sóc người nhiễm bệnh ho gà tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cho người bệnh tiếp xúc với các loại bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Để cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và giảm tránh bị kích thích.
  • Nếu như trẻ vẫn còn bú sữa mẹ thì vẫn để cho bé bú như bình thường.
  • Các trẻ đang ăn dặm bạn nên chuẩn bị các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn để trẻ sử dụng hết.
  • Chú ý vệ sinh thân thể cho bé cũng như vệ sinh mũi miệng thật cẩn trọng và thường xuyên.
  • Sau mỗi cơn ho thì nên sử dụng khăn mềm thấm với nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh cho miệng sạch.
  • Nên chú ý cách ly trẻ với những người khác để giảm thiểu việc lây lan bệnh.

Phòng tránh dịch bệnh ho gà ra sao? 

Người bị bệnh ho gà cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh các lây lan sang cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Để phòng bệnh, các gia đình cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa ho gà ở trẻ sơ sinh.

  • Với đối tượng trẻ từ 2 đến 24 tháng tuổi: tiêm mũi 1, mũi 2 và mũi 3 khi trẻ 2- 4 tháng tuổi. Bao gồm: vắc xin phòng các bệnh; bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hiv và Bại liệt.
  • Trẻ từ 2 -13 tháng tuổi: tiêm 5 mũi (3 mũi đầu khi trẻ 2-6 tháng tuổi, mũi 4 khi 16 đến 18 tháng tuổi và mũi 5 khi trẻ 4-6 tháng tuổi). Phòng các bệnh bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.
  • Trẻ 4 tuổi trở lên + người lớn đến 64 tuổi: tiêm 1 mũi và cần tiêm nhắc lại sau 10 năm: Mũi này phòng các bệnh: Bạch hầu, ho gà và uốn ván.
  • Trẻ 4 tuổi trở lên, người lớn và người già: Tiêm 1 mũi duy nhất và tiêm nhắc lại sau 10 năm. Phòng ngừa được các bệnh: Bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Trên đây là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ho gà cũng như một số biện pháp điều trị bệnh mà chúng tôi đã tổng hợp được. Các thông tin này đều chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy nếu như xuất hiện 1 số triệu chứng kể trên bạn nên thăm khám kịp thời và chữa trị theo phác đồ của các y bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh. 

Cập nhật mới nhất vào ngày 20 Tháng Tám, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

Ho ăn hải sản được không?
Ho ăn hải sản được không? Ăn được cua và cá hồi không?

Ho ăn hải sản được không? Và ăn như thế nào? Lưu ý ra sao? Kèm với đó là vấn Tìm hiểu thêm

thuốc kháng sinh trị ho
Các loại thuốc kháng sinh trị ho cho người lớn và trẻ em phổ biến hiện nay

Với sự tiến bộ của y học và sự cải tiến trong phương pháp điều trị, thì sử dụng kháng Tìm hiểu thêm

Tắc chưng đường phèn trị ho
Tắc chưng đường phèn trị ho bài thuốc hữu hiệu cho gia đình

Tắc chưng đường phèn trị ho là bài thuốc dân gian đem đến công dụng trị ho hữu hiệu, được Tìm hiểu thêm

Thuốc ho bổ phế nam hà chỉ khái lộ
Thuốc ho bổ phế nam hà chỉ khái lộ dạng siro và viên ngậm

Thuốc ho bổ phế nam hà chỉ khái lộ, một bài thuốc của Công ty dược phẩm Nam Hà, một Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *