Tràn dịch khớp gối là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi tứ tuần. Lúc này hệ xương khớp của họ đã suy yếu. Dù bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang đến nhiều phiền toái cho những ai gặp phải. Cùng tìm hiểu một vài thông tin về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng, bệnh có tự khỏi không, có nguy hiểm không hay bao lâu thì khỏi qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng trong ổ khớp gối của người bệnh có chứa một lượng chất dịch dư thừa. Nó sẽ tích tụ dần dần bên trong hoặc tích tụ bên xung quanh khớp gối. Từ đó làm cho phần khớp gối bị đau nhức, sưng tấy, vận động và đi lại khó khăn.
Thường thì bệnh tràn dịch khớp gối hay diễn ra do bị tai nạn lao động, làm quá sức hay do chấn thương. Tuy nhiên bệnh còn được phát sinh do một số nguyên nhân như:
- Các bệnh lý liên quan đến xương khớp: Đó là các bệnh nhiễm trùng khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp gối, bệnh gout hay viêm khớp dạng thấp,…
- Do thừa cân hoặc bị béo phì: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh. Vì khi khối lượng cơ thể tăng đột biến, áp lực đè nén lên các khớp xương cũng lớn hơn. Các khớp gối phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát. Điều này có thể hình thành bệnh tràn dịch khớp gối.
- Bị nhiễm khuẩn ở khớp gối: Trong một vài trường hợp tràn dịch còn diễn ra khi người bệnh bị nhiễm khuẩn ở khớp gối do sự xuất hiện của một vài loại vi khuẩn có trong bao hoạt dịch như vi khuẩn lao, vi nấm hay Mycoplasma.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối
Triệu chứng tràn dịch khớp gối phổ biến mà bệnh nhân có thể quan sát và nhận thấy rõ nhất đó chính là xung quanh phần gối sẽ bị mẩn đỏ, kết hợp thêm một số tình trạng phù nề, đau nhức. Ngoài ra người bệnh sẽ thấy vùng khớp gối nặng nề hơn do dịch tràn ra ngoài.
Thường thì ở giai đoạn đầu những triệu chứng của bệnh nhận biết khá dễ qua mắt và qua cảm nhận. Đó là một số triệu chứng cụ thể như:
- Sưng khớp gối: Đây là triệu chứng dễ nhận thấy và biểu hiện khá rõ rệt. Khi dịch khớp quá nhiều, tại vị trí các khớp sẽ bị phồng lên và phù nề. Kèm theo cảm giác đỏ nóng.
- Mất cân bằng ở khớp gối: Các triệu chứng tràn dịch chỉ hay xuất hiện ở một bên gối mà thôi. Nếu so sánh cả 2 bên khớp gối thì bệnh nhân sẽ nhận đấy sự khác biệt rõ rệt là chúng có kích thước lớn hơn.
- Khớp gối bị mẩn đỏ: Xảy ra do rối loạn nội tiết, khi mà lượng dịch khớp tăng lên quá nhanh, ảnh hưởng đến phần cấu trúc của da bên ngoài. Tuy nhiên chỉ có một số bệnh nhân hay gặp dấu hiệu này, một số lại chỉ thấy các mảng đỏ bên ngoài da.
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi thu hút được rất đông người bệnh quan tâm và muốn tìm kiếm câu trả lời. Câu trả lời là không nguy hiểm cũng như không gây ra nhiều biến chứng nếu như được điều trị kịp thời. Trên thực tế cho thấy đại đa số người bệnh thường thờ ơ với nó, khiến cho tình trạng tràn dịch khớp gối nặng hơn mới tìm đến cách điều trị. Nhưng lúc này bệnh đã trầm trọng, việc điều trị cũng khó hơn.
Bên cạnh việc ngoài ảnh hưởng đến khả năng vận động thì vẫn còn có một số biến chứng có thể xảy ra. Đó là bị nhiễm trùng phần khớp do hút, chọc dịch nhiều lần. Nặng hơn là phá hủy khớp và tác động xấu đến toàn bộ cơ thể.
Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không?
Theo bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu Nguyễn Thị Hồng Yến của INDEMBASSY cho biết, tràn dịch khớp gối không tự khỏi được nếu như không điều trị. Trường hợp điều trị nhưng sai phương pháp thì bệnh cũng không thể tự khỏi được. Chính vì thế, người bệnh khi có triệu chứng nghi ngờ bị tràn dịch khớp gối hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị đúng, phù hợp.
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?
Rất nhiều bệnh nhân bị các biểu hiện của tràn dịch làm cho mệt mỏi thường hay đặt ra câu hỏi bao lâu thì căn bệnh này mới khỏi. Tuy nhiên câu trả lời theo như các bác sĩ chuyên ngành cho biết, việc điều trị khỏi bệnh không có một thời gian cụ thể. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, mức độ bệnh, chế độ chăm sóc,…
Nếu ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng nẹp cố định để hạn chế sự di chuyển của người bệnh. Như vậy sau khoảng 2 tháng thì bệnh sẽ khỏi. Còn với mức độ nặng thì quá trình chữa trị sẽ lâu và phức tạp hơn. Phải sử dụng thuốc để giảm sưng, hồi phục các khớp.
Cách chữa tràn dịch khớp gối
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối khác nhau, tuy nhiên tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp nào là phù hợp nhất. Việc chữa trị có thể sẽ bao gồm các loại thuốc giảm đau cũng như những biện pháp giúp loại bỏ các chất lỏng trong khớp gối.
- Hút dịch khớp: Phương pháp này giống như tên gọi là sẽ loại bỏ phần chất lỏng ở đầu gối từ đó làm giảm áp lực lên khớp. Khi hút dịch khớp xong, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid để giúp kháng viêm.
- Điều trị nội soi khớp: Đó là sử dụng một ống nội soi đưa qua một vết mổ nhỏ để vào bên trong khớp gối của bạn. Trong ống nội soi có gắn công cụ loại bỏ chất lỏng hoặc có thể chữa viêm đầu gối.
- Thay khớp mới: Đây là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi tình trạng của người bệnh đã quá nặng, quá nghiêm trọng. Các cơn đau hoành hành khiến cho người bệnh không chịu đựng được. Các bác sĩ sẽ khuyên chọn thay khớp.
Tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống có tác dụng rất tốt đối với người bệnh bị tràn dịch khớp gối. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng để quá trình điều trị được phát huy hiệu quả một cách nhanh chóng nhất.
- Các thực phẩm nên ăn: Cá hồi, cá thu, cá mòi, các loại rau – củ – quả chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, các chất béo lành mạnh, bổ sung canxi, vitamin A, C, D và K,…
- Các thực phẩm, đồ uống nên kiêng: Các chất kích thích, đường, muối và axit béo Omega – 6 trong hướng dương và dầu ngô.
Xem thêm
- Đau đầu gối nhưng không sưng? Cách chữa bằng bấm huyệt
- Gai khớp gối là gì? Nguyên nhân, cây thuốc nam trị bệnh
- Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Trên đây là một số thông tin đầy đủ nhất liên quan đến tràn dịch khớp gối mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã thực sự chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích nhất. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại được sức khỏe tốt, ổn định nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 6 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23