Suy thận có uống được mật ong không? 3 cách chữa bằng mật ong

Suy thận có uống được mật ong không? Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người có chức năng thận bị suy giảm có uống được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Suy thận có uống được mật ong không?

Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng được sử dụng hàng ngày mà còn là một bài thuốc an toàn, có lợi cho sức khỏe. Mật ong có tác dụng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính vì vậy, mật ong thường được chỉ định trong việc điều trị ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, mật ong cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, mật ong cũng được sử dụng để làm đẹp da, điều hòa đường huyết, chăm sóc sức khỏe của phụ nữ.

Suy thận có uống được mật ong không? Mật ong có thể giúp cải thiện tình trạng suy thận nếu người bệnh sử dụng mật ong có nguồn gốc chất lượng. Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể tránh tình trạng mệt mỏi và suy nhược xảy ra ở người bệnh thận. Ngoài ra, mật ong sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất, thải độc tố, chất thải nhanh chóng.

Suy thận có uống được mật ong không

Đặc biệt, đối với những người bị bệnh suy thận do nguyên nhân sỏi thận, mật ong là một vị thuốc tuyệt vời trong tình trạng này. Trong mật ong có lượng enzym lớn có tác dụng làm tan dần viên sỏi. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần sử dụng kết hợp với các loại thức uống khác như: Giấm táo, chanh, rễ mùi tây,…

Lưu ý: Mật ong để lâu ngày có nguy hiểm với người bị suy thận. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng mật ong là vị thuốc thiên nhiên an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, mật ong để lâu ngày không có tác dụng điều trị bệnh, ngược lại còn làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, trong mật ong có chất Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF). Chất độc này sẽ sinh ra nếu mật ong được bảo quản ở nhiệt độ trên 30 độ C. Cụ thể: Nếu mật ong mới thu hoạch HMF= 1 – 5mg/Kg; sau thu hoạch 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30 – 35 độ C, HMF  sẽ tăng lên 200 – 300mg/K. Chính vì vậy, nếu bạn để mật ong trong thời gian dày, lượng HMF sẽ tăng cao, tích lũy dần và gây độc cho thận.

Đặc biệt với khí hậu tại Việt Nam, tốt nhất bạn nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh khi mới mua về là tốt nhất. Nên mua tại những cơ sở cung cấp mật ong uy tín, có danh tiếng trên thị trường.

Tác dụng phụ của mật ong đối với người suy thận

Việc sử dụng mật ong quá nhiều, không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, như:

  • Tăng đột biến lượng đường trong máu: Những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng mật ong quá nhiều. Lượng đường trong mật ong nằm ở dạng sucrose và glucose. Glucose trong máu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể biến chứng thành đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh suy thận.
  • Phản ứng độc: Các loại mật ong kém chất lượng, nổi bọt phía trên thì người bệnh không nên sử dụng. Các phản ứng trong mật ong có thể tạo thành những chất độc có hại cho sức khỏe và làm gia tăng lượng độc tố trong thận.
  • Sốc phản vệ: Người bệnh có cơ thể yếu ớt, nếu sử dụng một lượng lớn mật ong trong tình huống này có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, suy tim, suy hô hấp nhanh chóng, thậm chí là tử vong.

Tác dụng phụ của mật ong đối với người suy thận

Cách sử dụng mật ong trị suy thận

Người bệnh có thể tham khảo một số cách dùng mật ong dưới đây:

Mật ong kết hợp với giấm táo

Phương pháp này có tác dụng làm mòn viên sỏi thận tự nhiên. Bạn có thể sử dụng 1 thìa mật ong + 1 thìa giấm táo pha loãng cùng nước ấm để uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất. Lưu ý đối với người bị bệnh viêm dạ dày nên sử dụng khi ăn no và giảm lượng giấm táo lại.

Sử dụng mật ong với chanh

Chanh và mật ong là bộ đôi kháng viêm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể tuyệt vời. Trong điều trị bệnh suy thận, sử dụng mật ong có thể giúp làm tan viên sỏi, ngăn chặn tình trạng ứ đọng nước trong thận. Bạn thực hiện bằng cách, vắt nước cốt chanh cùng 2 thìa mật ong pha loãng với nước ấm. Sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Mật ong với rễ mùi tây

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu, bao gồm: 2 thìa mật ong, một nắm rễ mùi tây đã được cắt nhỏ, chanh, siro phong nguyên chất, dầu oliu. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp trên và cho vào một chiếc hũ thủy tinh nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 thìa vào buổi sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ. Bạn sẽ thấy hiệu quả làm tan sỏi rõ rệt sau một thời gian sử dụng.

mật ong trị suy thận

Xem thêm:

Lưu ý khi sử dụng mật ong chữa bệnh suy thận

  • Mua mật ong tại những địa chỉ uy tín.
  • Nên sử dụng mật ong tự nhiên. Nhưng bạn cần tránh mật ong làm từ mật hoa đỗ quyên vì chúng chứa lượng độc tố, có thể gây phản ứng bất lợi cho cơ thể.
  • Sử dụng mật ong với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dung phương pháp này.
  • Uống mật ong chỉ là phương pháp hỗ trợ. Cần phải kết hợp với các liệu pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.
  • Tuyệt đối không sử dụng mật ong để lâu, quá hạn, thay đổi màu sắc, mùi và vị.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi đúng giờ, hạn chế suy nghĩ, căng thẳng và stress.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và khám định kỳ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

Suy thận có uống được mật ong không? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc. Đây là bệnh lý dễ dàng biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi vừa phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Chữa suy thận bằng tế bào gốc
Chữa suy thận bằng tế bào gốc hiệu quả? Hết bao nhiêu tiền?

Chữa suy thận bằng tế bào gốc là biện pháp điều trị thông qua tế bào gốc để phục hồi Tìm hiểu thêm

Đông y chữa suy thận
Đông y chữa suy thận an toàn, hiệu quả lâu dài tận gốc

Đông y chữa suy thận là phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính và hiệu quả tốt nhưng lại Tìm hiểu thêm

Bị suy thận có ăn được tỏi đen không
Bị suy thận có ăn được tỏi đen không?

Tỏi đen là một sản phẩm được lên men từ tỏi trắng, với điều kiện nghiêm ngặt về độ ẩm, Tìm hiểu thêm

Suy thận độ 3
Suy thận độ 3 là gì? Bác sĩ chuyên khoa giải đáp mọi thắc mắc

Suy thận độ 3 là giai đoạn bệnh đã bắt đầu trở nặng, hiện tượng suy giảm các chức năng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *