Suy thận mạn dấu hiệu? Biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác

Suy thận mạn còn có tên gọi khác là suy thận mãn tính, đây là căn bệnh đang phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây. Nguyên nhân được xác định là chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh đang là vấn đề đau đầu của giới chức trách. Nghiêm trọng hơn khi đây là một căn bệnh nguy hiểm và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn tính là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng cơ thể không thể loại bỏ được các độc tố, chất thải ra bên ngoài. Các loại độc tố này không được đào thải ra khỏi cơ thể sẽ bị ứ đọng lại và gây nguy hiểm cho người nào mắc phải. Không những thế, khi bị bệnh này thận sẽ mất đi khả năng điều phối lượng canxi trong xương, muối trong máu và nước trong cơ thể.

Suy thận ở giai đoạn mạn thường không phát triển quá nhanh mà sẽ dần dần nặng hơn từng chút một. Nguy hiểm hơn khi bệnh không biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng rõ rệt nên rất khó nhận biết. Đa số những bệnh nhân phát hiện được mình bị bệnh thì lúc này căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy giảm chức năng nghiêm trọng và rất nguy hiểm.

Suy thận mạn

Triệu chứng suy thận mạn tính

Trong thực tế, phương án tốt nhất cho bạn là điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Để phát hiện bệnh sớm các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Ngoài ra nếu như người bệnh gặp phải các triệu chứng sau đây, hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chữa trị: Động kinh, mất ngủ kéo dài, ngứa ngáy tay chân, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn,…

  • Nổi phát ban trên da và ngứa ngáy
  • Sưng phù nề ở hai chân
  • Cảm giác được sự nặng trĩu từ hai mí mắt
  • Nước tiểu đậm màu
  • Buồn đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn, rối loạn tiểu tiện
  • Chán ăn, sụt cân, liên tục buồn nôn
  • Cơ thể thiếu sức sống, mệt mỏi

Nguyên nhân suy thận mạn

Bệnh có liên quan mật thiết với quá trình lão hóa của cơ thể. Trải qua thời gian các chức năng của thận do hoạt động quá nhiều nên cũng dần suy giảm chức năng cho nên nguy cơ mắc bệnh ở những người già sẽ cao hơn.

Theo thống kê mới nhất thì có tới khoảng 25% nữ giới và 20% nam giới bị bệnh suy thận mạn trong độ tuổi 65 – 74. Tuy nhiên bạn cũng có thể chủ động hành động để giảm khả năng mắc bệnh bằng việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu những yếu tố nguy cơ.

Các nguy cơ khiến bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn là:

  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có khả năng gây thương tổn cho thận như thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau NSAIDS
  • Ăn quá nhiều mỡ động vật gây dư thừa protein
  • Gia đình bạn, ông bà, cha mẹ đã có tiền sử bị suy thận, tiểu đường, cao huyết áp
  • Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới
  • Người châu Mỹ và châu Phi có nguy cơ bị cao nhất trên thế giới
  • Khi bạn già đi thì nguy cơ bị bệnh càng lớn

Nguyên nhân suy thận mạn

Suy thận mạn có chữa được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm thắc mắc, sở dĩ như vậy là bởi vì khi thận bị tổn thương thì rất khó để hồi phục lại được như ban đầu. Suy thận mãn tính còn được mệnh danh là căn bệnh giết người thầm lặng. Bởi vì bệnh này không gây ra các triệu chứng đột ngột phải đi cấp cứu nhưng lại từ từ tàn phá cơ thể và làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe yếu đi theo từng ngày.

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết: Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn 100% được. Những biện pháp chữa trị tới thời điểm hiện nay chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Tức là giảm các biểu hiện của bệnh, kìm hãm quá trình phát triển, ngăn ngừa biến chứng xảy ra và hỗ trợ thận phục hồi.

Trong thực tế hầu như căn bệnh nào nếu như được phát hiện sớm thì đều có khả năng chữa khỏi cao hơn. Sở dĩ bệnh không thể chữa khỏi được hoàn toàn là vì đây là căn bệnh thuộc giai đoạn cuối của suy thận. Lúc này thận trong cơ thể đã bị tàn phá nặng nề khiến cho các chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khiến cho việc chữa trị phục hồi gặp rất nhiều khó khăn và để phục hồi hoàn toàn là điều dường như không thể.

Tuy nhiên nếu như người bệnh tuân thủ nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của các bác sĩ. Ngoài ra biết áp dụng các biện pháp tự thân vận động và dinh dưỡng hợp lý thì căn bệnh này sẽ được kiểm soát và cải thiện nhanh chóng. Nếu như lựa chọn được đúng thuốc, kết hợp thêm sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có chiết xuất từ tự nhiên thì tỷ lệ hồi phục sẽ cao hơn rất nhiều.

Biến chứng suy thận mạn

Khi có những biến chứng như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, cao huyết áp, rối loạn đi tiểu, biếng ăn, phù thũng tay chân, ngứa ngáy, tiểu ra máu… thì bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, người bệnh cần được điều trị thay thế bằng chạy thận, ghép thận. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ tử vong.

Những tác nhân tử vong do suy thận mãn tính bao gồm:

  • Tăng huyết áp (huyết áp tăng tối đa vượt quá 220 mmHg, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, phù phổi cấp tính)
  • Tai biến mạch máu não (do tăng huyết áp; do hội chứng tan máu – tăng urê máu; xuất huyết do giảm tiểu cầu)
  • Nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, suy tim cấp tính, phù phổi…
  • Suy tim mãn tính không hồi phục
  • Xuất huyết tiêu hoá
  • Nhiễm khuẩn
  • Tăng kali máu
  • Nhiễm toan chuyển hoá
  • Tràn máu màng tim

Suy thận mãn tính sống được bao lâu?

Khi chức năng thận không còn được hoạt động tốt hoặc không hoạt động được nữa sẽ kéo theo nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh suy thận mạn chỉ sống được tối đa vài tháng nếu không có biện pháp điều trị thích hợp

Tuy nhiên, nếu người bệnh có đủ điều kiện kinh tế để ghép thận, lọc máu thì có thể kéo dài sự sống được 3-5 năm, một số trường hợp có thể sống thêm khoảng 10 – 20 năm.

Suy thận mãn tính sống được bao lâu

Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn

Người thân cần phân tích, tổng hợp để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân. Từ đó sẽ lập ra kế hoạch chăm sóc, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau.

Chăm sóc cơ bản:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm đầu cao
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật
  • Ăn đầy đủ năng lượng
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Thực hiện các y lệnh:

  • Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định
  • Làm các xét nghiệm cơ bản

Theo dõi:

  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở nếu có bất thường phải báo bác sĩ ngay
  • Số lượng và màu sắc nước tiểu
  • Theo dõi một số xét nghiệm như: ure và creatinin máu, protein niệu, công thức máu, nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ ngay
  • Theo dõi các biến chứng của bệnh

Giải pháp điều trị dứt điểm suy thận mãn tính

Việc phát hiện và chữa suy thận mãn tính ở giai đoạn đầu, tránh để lâu gây biến chứng phải ghép thận hay chạy thận nhân tạo là lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia sức khỏe.

thành phần cao bổ thận

Hiện nay xu hướng điều trị các bệnh lý về thận bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều bệnh nhân tin tưởng hơn cả. Phương pháp này không chỉ giúp phục hồi chức năng thận bên trong mà còn không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nổi bật trong số đó có bài thuốc Cao Bổ Thận của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

cách dùng cao bổ thận

Để cô đọng tối đa dược chất của các thảo mộc, các lương y Tâm Minh Đường đã áp dụng phương thức sắc thuốc truyền thống để bào chế Cao Bổ Thận. Việc nấu thảo dược trên bếp củi trong suốt 48h còn giúp bẻ gãy liên kết khó hấp thụ. Từ đó rút ngắn quá trình điều trị cho bệnh nhân suy thận mãn tính.

Nhờ thành phần vượt trội và quy trình bào chế tỉ mỉ, Cao Bổ Thận đã cứu cánh cho hàng ngàn bệnh nhân. Theo thống kê tại phòng khám, có tới hơn 85% bệnh nhân suy thận mãn tính cảm thấy hài lòng chỉ sau 2-3 liệu trình điều trị.

Thành công này đã giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

HÀNG NGHÌN NGƯỜI ĐÃ KHỎI, CÒN BẠN THÌ SAO

MUA NGAY 0246 297 7923

Địa chỉ nhà thuốc:

địa chỉ nhà thuốc tâm minh đường

địa chỉ nhà thuốc an dược

Xem thêm Suy thận cấp có phục hồi được không? Tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác

Trên đây là những thông tin cơ bản được trình bày dễ hiểu nhất, chúng tôi đã lược bỏ đi một số thuật ngữ chuyên ngành phức tạp để các độc giả có được một cái nhìn đơn giản nhất về bệnh. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn được một điều gì đó hữu ích, cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết!

Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Suy thận có được ăn tổ yến không
Suy thận có được ăn tổ yến không? Cách ăn cho người bệnh

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định việc điều trị dứt điểm bệnh suy thận. Theo Tìm hiểu thêm

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nên ăn gì?

Suy thận giai đoạn cuối luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Đối với mỗi bệnh Tìm hiểu thêm

Uống nước nhiều có bị suy thận không
Uống nước nhiều có bị suy thận không? Thói quen uống nước gây bệnh

Uống nước được xem là một phương pháp tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức Tìm hiểu thêm

Chữa suy thận bằng yoga
Chữa suy thận bằng yoga hiệu quả? Bài tập dành cho người bệnh

Chữa suy thận bằng yoga là cách chữa vừa an toàn lại vừa đem lại sự dẻo dai và tăng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *