Tê bì tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Hầu như ai cũng một lần trong đời gặp phải tình trạng tê bì tay chân. Nó có thể là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh lý nào đó. Tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Tê bì tay chân là bệnh gì?

Khi chạm phải vật nóng hoặc địa hình thay đổi, tay chân bình thường sẽ cảm nhận được và thực hiện các phản xạ để tránh như rút tay, rút chân lại. Người bị tê bì tay chân sẽ giảm cảm giác hoặc không có cảm giác để thực hiện hoạt động phản xạ khi gặp thay đổi môi trường, địa hình.

Y học chỉ ra rằng, tình trạng tê rần có thể xuất hiện ở đầu các ngón tay. Người bệnh cảm giác châm chích hoặc bị giảm cảm giác. Triệu chứng tê nhức ngày một nặng hơn và lan dần ra các khu vực xung quanh như bàn tay, cổ tay, cánh tay,… Trong trường hợp bị nặng, người bệnh có thể sẽ mất đi toàn bộ cảm giác ở tay, chân và khu vực xung quanh.

tê bì chân tay

Chứng tê bì chân tay thường phổ biến ở đối tượng người già và phụ nữ mang thai. Đây có thể một biểu hiện tạm thời, mất đi sau một khoảng thời gian nhưng cũng có thể là triệu chứng của những loại bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm: Tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến thường gặp ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Đây chính là nguyên nhân gây tê bì cánh tay, 2 chân.
  • Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp gối bị tổn thương do tác động của các yếu tố nội, ngoại lực là nguyên nhân dẫn đến tê bì tay chân.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm nhiễm, tổn thương tại khu vực khớp tay và khớp chân dẫn đến tê bì chân tay. Hiện tượng xảy ra đặc biệt nặng khi người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu. Thông thường, viêm đa khớp dạng thấp ngoài tê bì còn kèm theo cứng khớp.
  • Hẹp ống sống: Cột sống của người bệnh biến dạng, thu nhỏ lại dẫn đến tắc nghẽn tuần hoàn máu, chèn ép lên các dây thần kinh và tê bì tay chân. Đây là căn bệnh bẩm sinh.
  • Đa xơ cứng: Bệnh tác động trực tiếp lên dây thần kinh trung ương, tổn thương đến màng bọc Myelin dẫn đến tê bì tay chân. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, co thắt cơ bắp.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm đa rễ thần kinh là những tổn thương của hệ thần kinh ngoại biên, từ đó gây rối loạn cảm giác, tê bì tay chân và rối loạn vận động.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh gây hẹp lòng mạch, chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh chạy qua cơ quan này. Việc chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh bị tê bì tay chân.

Nguyên nhân tê bì tay chân là gì?

Kết quả từ Viện nghiên cứu Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia cho biết, tê bì chân tay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường tình trạng này sẽ kèm theo triệu chứng đau nhức xương khớp. Bệnh lý chiếm đến 75% nguyên nhân gây ra tê bì tay chân. Ngoài ra, tê bì chân tay có thể là do:

  • Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngã, va chạm,… khiến dây thần kinh biên ngoại gặp phải những tổn thương nhất định. Sự tổn thương này dẫn đến việc chân tay người bệnh bị tê bì, các hoạt động hạn chế.
  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép: Việc chèn ép này khiến máu trong cơ thể không lưu thông bình thường, từ đó dẫn đến việc chân tay bị tê bì. Hiện tượng này thường xảy ra do việc đứng, ngồi, ngủ sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng hoặc chạy xe trong nhiều giờ.
  • Ảnh hưởng của tư thế làm việc: Lười vận động, thường xuyên ngồi dưới máy lạnh là nguyên nhân làm tổn thương dây thần kinh, từ đó dẫn đến tay chân tê bì.
  • Thường xuyên sinh hoạt sai tư thế: Bê vác vật nặng, đi giày cao gót tần suất cao, nằm gối đầu quá cao sẽ khiến tay chân người bệnh bị tê bì.
  • Tác động của thời tiết: Thời tiết trở lạnh sẽ làm người bệnh cảm bị rối loạn cảm giác, gây tê bì.
  • Bị stress, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, gây tê ngứa và cảm giác tê bì chân tay.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là tê bì tay chân.
  • Việc xác định nguyên nhân gây tê bì tay chân giúp quá trình điều trị triệu chứng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nhờ vậy, những biến chứng nguy hiểm xảy ra trên cơ thể cũng được giảm thiểu đáng kể.

Bị tê tay chân uống thuốc gì?

Thuốc Tây

Uống thuốc Tây được xem là biện pháp đẩy lùi tình trạng tay chân tê bì nhanh chóng. Sau khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Loại này được sử dụng tương đối phổ biến và được áp dụng ở nhiều loại bệnh khác nhau. Công dụng cụ thể của các loại thuốc này là ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức đến não bộ, giảm cảm giác đau nhanh chóng sau thời gian ngắn sử dụng thuốc. Một số loại thuốc được chỉ định là Paracetamol, Acetaminophen,…
  • Thuốc chống viêm không Steroid: Các loại thuốc thuộc nhóm này giúp ức chế chất trung gian hóa học gây ra viêm nhiễm, làm giảm triệu chứng tê bì chân tay nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này Aspirin, Diclofenac,…
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc được chỉ định để làm tăng hoạt tính dẫn truyền thần kinh, giảm tình trạng co thắt, giải phóng áp lực tại các rễ dây thần kinh. Loại thuốc này cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình sử dụng và nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Một số loại thuốc giãn cơ được sử dụng là Myonal, Mydocalm,…
  • Thuốc bôi ngoài da: Xoa trực tiếp thuốc lên vùng da đang bị tê bì để giảm tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh đặc biệt lưu ý, không được lạm dụng tránh gây ra những ảnh hưởng không cần thiết đến tình trạng sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ liều lượng chỉ định, tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại thuốc để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được quan tâm.

tê tay chân

Thuốc Nam

Việc sử dụng thuốc Nam chữa tê bì tay chân ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn, dễ thực hiện mà hiệu quả đem lại cho người bệnh rất cao. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa tê bì tay chân sau đây:

Đu đủ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả đu đủ xanh, 30g mễ nhân sống, 3 thìa đường trắng, nước
  • Gọt sạch vỏ đu đủ, cắt thành miếng vuông và bỏ vào nồi
  • Cho thêm mễ nhan sống, đường trắng, 1 bát nước
  • Đun trên lửa trong khoảng 20 phút, kiểm tra thấy mễ nhân sống đã chính thì lọc lấy nước uống
  • Duy trì mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất

Ngải cứu

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g ngải cứu, cỏ xước, lá lốt
  • Rửa sạch các loại thảo dược, để ráo nước
  • Cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi
  • Đổ ra bình, dùng thay nước uống hàng ngày

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngâm ngải cứu cùng một chút muối hột, sau đó đắp trực tiếp lên vùng chân tay tê bì sẽ giúp thông kinh, hoạt lạc hiệu quả.

Lá lốt

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 20 lá lốt tươi, 1 bình thủy tinh
  • Rửa sạch, loại bỏ cặn bẩn bám trên lá
  • Thái nhỏ lá lốt, sau đó cho lên chảo nóng sao vàng
  • Bỏ lá lốt đã sao vào một bình đựng thủy tinh
  • Đem hạ thổ trong khoảng 10 ngày
  • Đun lá lốt đã hạ thổ với 3 bát nước, kiểm tra còn ½ bát thì tắt bếp
  • Chắt phần nước cốt, bỏ bã
  • Chia phần nước thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày

tê bì tay chân

Gừng tươi

Nguyên liệu chuẩn bị: 200g gừng tươi, 2 thìa muối, rượu

  • Rửa sạch gừng, gọt vỏ
  • Đập dập gừng, sau đó cho vào bình/bát nhỏ
  • Bỏ thêm rượu, muối đã chuẩn bị ngâm cùng gừng
  • Xoa trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng chân tay bị tê bì sẽ có hiệu quả nhanh chóng

Bị tê tay chân khám ở đâu?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng tê bì tay chân kéo dài nhiều ngày không khỏi. Việc lựa chọn cơ sở điều trị cần dựa theo một số tiêu chí sau:

  • Cơ sở y tế phải có khoa xương khớp
  • Có đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành
  • Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đạt phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh

Một số bệnh viện khám tê bì tay chân người bệnh có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức: Đây là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu tại Hà Nội chữa trị chứng tê bì tay chân. Bệnh viện tọa lạc tại địa chỉ số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108: Đây là bệnh viện thuộc quân đội, nổi tiếng với đội ngũ y bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm. Bệnh viện tọa lạc tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đây là hệ thống bệnh viện vừa đào tạo vừa khám chữa bệnh nổi tiếng tại Việt Nam. Bệnh viện tọa lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Trên đây là thông tin tổng hợp về chứng bệnh tê bì tay chân. Để có biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ ngay khi tay chân xuất hiện triệu chứng tê bì. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin

trật khớp vai
Trật khớp vai nguyên nhân, triệu chứng? Có tự khỏi không?

Trật khớp vai là một dạng trật khớp phổ biến thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi. Tình trạng này Tìm hiểu thêm

Đau nhức xương khớp ở người già
Đau nhức xương khớp ở người già do đâu? Chữa trị như thế nào?

Đau nhức xương khớp ở người già là tình trạng phổ biến, chiếm đến 60% trong tổng số trường hợp Tìm hiểu thêm

bệnh án viêm khớp dạng thấp
Bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Bệnh án viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền (YHCT) là một dạng hồ sơ ghi chép và Tìm hiểu thêm

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Loại gen gây bệnh?

Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *