Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao, đá bóng được không?

Thoát vị đĩa đệm là rào cản khiến việc vận động, di chuyển trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, khi người bệnh chơi một số môn thể thao thì tình trạng đau buốt và nhức mỏi sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều so với bình thường. Vậy thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Hãy cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Đối với nhiều người, chơi thể thao hàng ngày là một thói quen sinh hoạt không thể thiếu. Theo các bác sĩ, tập luyện thể dục mỗi ngày là phương pháp hỗ trợ điều trị tuyệt vời dành cho những người có vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không là câu hỏi phổ biến của nhiều bệnh nhân. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần lý giải nguyên nhân do đâu sinh ra thắc mắc này.

Hiện nay, tỷ lệ người bị thoát vị đĩa đệm chiếm số lượng đáng kể trong xã hội và có xu hướng trẻ hoá ở lứa tuổi thanh niên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do mang vác vật nặng sai tư thế hoặc chấn thương khi lao động, chơi thể thao, tai nạn,…

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và kéo dài âm ỉ, dai dẳng trong nhiều ngày khiến người bệnh không thể cử động, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn. Thậm chí chỉ đi tiểu tiện, hắt hơi, ho nhẹ cũng cũng làm cho vùng cột sống bị tổn thương thấm thía nỗi đau thấu trời. Cũng chính vì điều này nên không ít người cho rằng, khi bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế hoạt động đến mức tối đa, bao gồm cả việc luyện tập thể thao.

Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không

Quan niệm này chưa thực sự đúng. Thực tế chứng minh, những người bị thoát vị đĩa đệm tập luyện thể thao đúng cách thì thời gian phục hồi có thể nhanh gấp 2 lần so với người lười vận động. Việc tập luyện thể dục thể thao đúng cách mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Giảm đau an toàn, nhanh chóng: Tập luyện thể thao được xem như là liều “kháng sinh” không tác dụng phụ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn cơ bắp và tinh thần thoải mái hơn sau mỗi lần luyện tập.
  • Tăng cường sự linh hoạt, kéo dài tuổi thọ cho xương khớp: Xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hoá sau độ tuổi 30. Thay vì lười vận động thì thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kích thích quá trình sản xuất dịch khớp và tăng cường sự dẻo dai, từ đó kéo dài tuổi thọ cho xương khớp.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Thể thao là vũ khí lợi hại có tác dụng kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Người bị thoát vị đĩa đệm nếu không vận động thường xuyên thì nguy cơ cao phải đối mặt với thoái hoá xương khớp sớm, teo cơ, bại liệt và nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác.

Trong quá trình luyện tập, nguyện bệnh nên sắp xếp thời gian luyện tập hợp lý, không tập quá sức và tránh những hành động gia tăng áp lực lên cột sống. Tốt nhất, các bạn nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp như: yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…

Tóm lại, người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi thể thao để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị, giúp cải thiện và phục hồi các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm chơi thể thao được không

Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?

Bóng đá là môn thể thao vua được nhiều người đam mê và yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chơi được bộ môn này, đặc biệt người có vấn đề về thoát vị đĩa đệm. Sở dĩ, người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế chơi bóng đá vì:

  • Đây là bộ môn thể thao có cường độ mạnh cần sự tham gia của cả hệ thống xương khớp để di chuyển liên tục. Trong đó, cột sống và thắt lưng là hai bộ phận đóng vai trò chủ chốt giúp người chơi thực hiện cú sút hay rê bóng. Điều này trở thành áp lực lớn khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
  • Trong khi chơi bóng đá, người chơi dễ gặp phải các chấn thương nặng, mất nhiều thời gian hồi phục. Nếu người bị thoát vị đĩa đệm không may rơi vào trường hợp này thì hậu quả rất khó lường, có thể phải mất hàng tháng điều trị tích cực thì mới mong hồi phục trở lại.
  • Đá bóng đòi hỏi người chơi có sức bền tốt và linh hoạt thay đổi tư thế. Trong khi người bị thoát vị đĩa đệm không thể đáp ứng được điều này. Đá bóng có thể sẽ trở thành thủ phạm khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn và khó có thể phục hồi nguyên trạng dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

Từ những phân tích trên chúng ta đi đến kết luận, người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi bóng đá để tránh gặp chấn thương và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

sale thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh nó, người bị thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao nên chú ý một số điều sau:

  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được bộ môn thể thao phù hợp nhất cho mình. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.
  • Nên ăn nhẹ khoảng 45 phút đến 1 tiếng trước khi luyện tập để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Trước khi bắt đầu, người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể và đánh thức hoạt động cho xương khớp. Việc này cũng giúp bạn tránh được tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,… Đối với người bị thoát vị đĩa đệm nên khởi động kỹ và lâu hơn với người bình thường.
  • Đúng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng trong khi tập luyện thể thao. Bạn có tham khảo lời khuyên của huấn luyện viên để biết được nên tập bài gì và tập như thế nào nhằm tránh ảnh hưởng đến vùng cột sống đang bị tổn thương.
  • Tập luyện thể thao có phát huy hiệu quả trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm hay không còn phụ thuộc vào sự kiên trì của mỗi người. Vì vậy, bạn không nên quá nóng vội mà hãy sắp xếp thời gian tập luyện hợp lý nhé.

Xem thêm Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về “thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không” gửi đến độc giả. Để cải thiện triệt để bệnh lý này, mỗi người nên chủ động xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học, điều độ nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất hiện nay?

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín để chữa bệnh Tìm hiểu thêm

Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu
Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu TPHCM và Hà Nội uy tín, chính xác?

“Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu?” là câu hỏi đầu tiên được nhiều người quan tâm khi thấy cơ Tìm hiểu thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y và y học cổ truyền

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng hầu hết nghiêng về bảo tồn Tìm hiểu thêm

Cấu tạo của đĩa đệm
Đĩa đệm là gì? Cấu tạo, chức năng của đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng nằm ở giữa những đốt cột sống. Chúng có tác dụng đàn Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *