Người mắc bệnh viêm khớp ăn gì và kiêng ăn gì để làm giảm các triệu chứng của bệnh? Đau xương khớp ăn được thịt gà không? Ăn thịt gà có bị nhức xương không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân viêm khớp nhé.
Viêm khớp ăn thịt gà được không? Ăn có bị nhức xương?
Theo dân gian, thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm “đại kỵ” với những người mắc chứng đau nhức xương khớp. Xét về mặt khoa học, điều này hoàn toàn có cơ sở. Bởi, trong thịt gà có chứa một hàm lượng lớn chất kẽm, có thể khiến các cấu trúc sụn bị phá vỡ, từ đó gây ra các cơn đau nhức dữ dội. Vì thế, nếu hỏi “viêm khớp ăn gì?” thì thịt gà chắc chắn không phải thực phẩm nằm trong danh sách đó.
Như vậy, có thể thấy, ăn thịt gà có thể bị nhức xương khớp nếu như sụn khớp đã bị phá hủy. Tuy nhiên, người bị viêm khớp không cần phải kiêng thịt gà tuyệt đối mà vẫn có thể thỉnh thoảng thưởng thức chúng với một lượng vừa phải. Khi ăn thịt gà, bạn chỉ nên sử dụng phần thịt và bỏ lại phần da để tránh ảnh hưởng xấu đến tình hình bệnh lý. Thêm vào đó, bạn cũng chỉ nên ăn thịt gà luộc, hấp, đồng thời hạn chế chiên, rán, nướng để tránh tác động tiêu cực của dầu mỡ lên sức khỏe của bản thân nhé.
Viêm khớp ăn gì?
Trước hết, muốn trả lời cho câu hỏi “viêm khớp ăn gì?”, bạn cần phải lưu ý một số nguyên tắc chọn lựa thực phẩm như sau: Thứ nhất, nên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tốt cho sức khỏe để thay thế cho các loại thực phẩm có cùng lượng chất dinh dưỡng.
Ví dụ, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, dùng ngũ cốc nguyên cám thay cho bột mì trắng,…. Trong cách chế biến món ăn, nên hạn chế các món sử dụng nhiều dầu mỡ và nhiệt cao như nướng, chiên, rán và ưu tiên các món thanh đạm hơn như luộc, hấp, trộn salad,…
Thứ hai, các thành phần dinh dưỡng như protein, lipit, carbonhydrat, vitamin, khoáng chất,…. trong một bữa ăn nên được giữ ở mức cân bằng. Lượng thức ăn có trong một bữa nên ở mức vừa đủ, không thừa, không thiếu. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thường xuyên bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể và nên ưu tiên một số loại thực phẩm sau đây:
Cá béo
Cá hồi, cá thu, cá trích và cá ngừ là những thực phẩm rất giàu Omega-3, một loại chất béo không no rất tốt cho sự hồi phục của sụn khớp. Bên cạnh đó, bên trong các loại cá béo còn chứa hàm lượng protein vừa đủ và lượng vitamin D tương đối dồi dào. Điều này không chỉ giúp cơ thể nhận được lượng dinh dưỡng hợp lý mà còn giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó, các bệnh lý về xương khớp, trong đó có viêm khớp sẽ được cải thiện đáng kể.
Các loại rau gia vị
Gừng, tỏi, hành, nghệ,… không chỉ là những loại gia vị quen thuộc trong căn bếp Việt, mà còn được biết đến với vai trò như những thảo dược giúp chống viêm cực kì hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong những loại thực phẩm này còn giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nước hầm xương
Không chỉ đúng với quan niệm “ăn gì bổ nấy”, nước hầm xương còn được khoa học chứng minh là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh về xương khớp. Khi được ninh nhừ trong nhiều giờ, lượng glucosamin và canxi dồi dào có trong xương sẽ được phân tách thành những phân tử nhỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Đây cũng là nhóm thực phẩm tương đối có lợi cho hệ tiêu hóa nên rất được khuyến khích sử dụng.
Quả mọng và rau xanh
Theo các nghiên cứu khoa học, trong hầu hết các loại quả mọng và rau xanh đều rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong các tế bào. Đây còn là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin và vi chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong quả mọng còn chứa Quercetin và Rutin- hai hợp chất giúp tăng mật độ của các tế bào xương, từ đó giúp hệ xương khớp của cơ thể thêm khỏe mạnh.
Hạt ngũ cốc, quả hạch và tinh dầu chiết xuất
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, gạo lứt, đậu nành,… có khả năng kích thích tế bào sụn khớp tăng sản sinh collagen. Trong khi đó, các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân,… thì lại rất giàu magie- một loại vi chất giúp xương khớp thêm dẻo dai, chắc khỏe. Ngoài ra, trong các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật cũng cho hiệu quả tương tự.
Viêm khớp ăn kiêng gì?
Bên cạnh việc ưu tiên những thực phẩm trong danh sách “viêm khớp ăn gì?”, người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng một số nhóm thức ăn dưới đây để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhé.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều giàu mỡ
Hầu hết đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn đều chứa một lượng chất bảo quản thực phẩm nhất định khiến các phản ứng viêm trở nên thêm trầm trọng. Trong khi đó, các loại dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật lại khiến cơ thể dễ bị thừa cân, béo phì và gia tăng áp lực lên hệ xương khớp. Chính vì thế, chúng được xếp vào nhóm thực phẩm nguy hại với người mắc bệnh viêm khớp và cần hạn chế sử dụng.
Nhóm thực phẩm có lượng photpho cao
Photpho là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, song nếu hàm lượng vi chất này tăng cao quá mức sẽ khiến lượng canxi bị sụt giảm nghiêm trọng và gây ra các cơn đau nhức xương khớp. Chính vì thế, với người bị viêm khớp, cần đặc biệt hạn chế các nhóm thực phẩm giàu photpho như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật hay đồ ăn đóng hộp.
Thực phẩm nhiều đường và tinh bột
Bột mì trắng, ngũ cốc tinh luyện hay các loại bánh ngọt đều là những thực phẩm chứa rất nhiều đường. Nếu sử dụng các thực phẩm này quá thường xuyên, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng tiểu đường và suy yếu hệ miễn dịch. Đặc biệt, với những ai mắc chứng viêm khớp, cần hạn chế tối đa các món ăn này bởi chúng có thể khiến tình trạng viêm trở nên thêm trầm trọng.
Xem thêm
Trên đây là danh sách một số món ăn và thực phẩm mà người bị viêm khớp nên ưu tiên và hạn chế. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã tự mình trả lời được câu hỏi “Viêm khớp ăn gì?”, đồng thời có thể tự chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23