Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Bạn nghĩ viêm phế quản có lây không? Liên quan đến các bệnh lý về hô hấp thì nhiều người lo ngại về tình trạng lây nhiễm. Nhất là khi viêm phế quản lại là căn bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bệnh gây ra tình trạng cổ họng nhiều đờm, khó thở, cơ thể mệt mỏi và tức vùng ngực. Thế nhưng đây có phải là bệnh lây truyền không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé. 

Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là hiện tượng niêm mạc tử cung bị sưng, viêm phồng. Ban đầu bệnh gây ra các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho liên tục kèm đờm, khó thở… Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ở hai dạng viêm phế quản cấp tính và mạn tính thì tính chất bệnh hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính thường do virus, vi khuẩn gây ra. Trong khi đó viêm phế quản mạn tính xuất hiện do người bệnh thường xuyên hít phải khói thuốc lá, môi trường xung quanh bị ô nhiễm, do dị ứng với lông thú cưng. Đối tượng mắc bệnh viêm phế quản cấp tính thường là trẻ em. Đối tượng nhiễm bệnh viêm phế quản mạn tính thường là trẻ em, người già, người nghiện thuốc lá, người làm việc và sinh sống ở khu vực ô nhiễm…

Viêm phế quản có lây không?

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường kéo dài trong thời gian 5 ngày, 1 tuần, 10 ngày. Với bệnh viêm phế quản mạn tính thì thời gian mắc bệnh thường là kéo dài từ tháng này sang tháng khác. Có thể kéo dài từ năm nay sang năm kia, có tính chất lặp đi lặp lại.

Suy từ nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể hiểu được khả năng lây lan của bệnh viêm phế quản cấp tính và mạn tính là hoàn toàn khác nhau. Viêm phế quản mãn tính cũng gây ra các hiện tượng ớn lạnh, sốt, ho nhưng không lây sang người khác.  

Tuy nhiên viêm phế quản cấp tính là bệnh xuất hiện do vi khuẩn, virus gây ra nên có khả năng lây lan. Nhất là đối với những người có sức để kháng kém, người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cơ mắc lây bệnh cao hơn. Người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hen suyễn cũng là những đối tượng dễ lây bệnh nhất.

Xem thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản lây qua đường nào? 

Vậy thì viêm phế quản lây qua đường nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu con đường lây lan của căn bệnh này để có cách phòng tránh. Virus hợp bào gọi tắt là RSV là loại virus gây bệnh viêm phế quản và nó có khả năng phát tán rất nhanh trong không khí. Loại virus này có thể lây lan từ người sang người theo cách sau:

Lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp

Viêm phế quản cấp tính là căn bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua đường nước bọt. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với  người bệnh, nói chuyện, ăn cơm, ngồi gần thì nguy cơ lây bệnh rất cao. Khi bạn nói chuyện virus sẽ qua đường hô hấp và dịch tiết nước bọt tấn công vào cơ thể bạn. Đặc biệt là người bị viêm phế quản thường xuyên xuất hiện các cơn ho. Khi đó virus sẽ theo đường dịch tiết hô hấp mà lây lan sang người xung quanh.

Lây gián tiếp qua các vật dụng cá nhân

Bạn từng nghĩ rằng virus RSV chỉ có thể lây lan khi bạn nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp? Vậy thì bạn đã nhầm, nó còn có khả năng lây lan nhanh qua nhiều con đường hơn bạn tưởng. Việc tiếp xúc gián tiếp với người bệnh cũng vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Chẳng hạn như việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bát đũa, khăn mặt, quần áo… với người bị viêm phế quản. Rất có thể bạn đã tiếp xúc mũi, miệng qua các vật dụng đó. Điều này có thể vẫn khiến bạn nhiễm bệnh do virus RSV có thể sống ở môi trường bên ngoài đến hàng giờ. Do đó, khi bạn sử dụng chung các vật dụng với người bị bệnh thì rõ ràng vẫn có tỷ lệ nhiễm bệnh.

Viêm phế quản bác sĩ Vưỡng

Làm sao để tránh bị lây bệnh viêm phế quản?

Làm sao để tránh bị lây bệnh viêm phế quản?

Chủ động đeo khẩu trang ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

Mặc dù viêm phế quản là căn bệnh có khả năng lây lan thế nhưng nó lại không quá nguy hiểm như bạn nghĩ. Cũng đừng thấy ai gần bạn bị viêm phế quản mà lo lắng, sợ hãi hay có biểu hiện kỳ thị. Trước tiên bạn nên tìm hiểu xem đó là bệnh viêm phế quản mạn tính hay cấp tính. Từ đó bạn sẽ có biện pháp chủ động phòng ngừa tránh để bị lây nhiễm bệnh.

Rất đơn giản, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản. Đồng thời hãy đeo khẩu trang để ngăn chặn con đường tấn công qua đường hô hấp của vi khuẩn.

Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay khô

Chúng ta thường dùng tay để chế biến thức ăn hoặc thưởng thức một số món ăn như phở cuốn, thịt gà… Khi đó các loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn RSV có thể tấn công cơ thể qua đường miệng. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay khô để diệt khuẩn.

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà ở sạch sẽ

Việc nhà ở bừa bộn, bẩn thỉu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Chính vì vậy bạn hãy dọn dẹp vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ. Nên vứt bỏ rác trong ngày để tránh gây nấm mốc, lau dọn nhà khô ráo và sạch sẽ. Đây cũng là cách để bảo vệ chính sức khỏe của bạn, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Ăn uống đúng cách thì cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ăn uống thiếu khoa học thì sẽ khiến cơ thể suy yếu, thậm chí còn gây bệnh cho chính các cơ quan nội tạng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học.

Tăng cường chất xơ, vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ, các loại trái cây tươi giàu dinh dưỡng. Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều lần. Không nên sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, nhiều chất béo. Để biết rõ người bệnh nên và không nên ăn gì, xem ngay viêm phế quản nên ăn gì

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Bên cạnh đó mỗi người cũng nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Chỉ cần cơ thể bạn khỏe thì nguy cơ mắc bệnh đã giảm hơn hẳn.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi rất mong bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề viêm phế quản có lây không. Cùng với đó bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh và chủ động nâng cao sức khỏe của bản thân. Chúc bạn luôn sống vui và sống khỏe!

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Chữa viêm phế quản bằng tỏi mang lại hiệu quả cao bạn nên biết
Chữa viêm phế quản bằng tỏi mang lại hiệu quả cao bạn nên biết

Chữa viêm phế quản bằng tỏi là một biện pháp đẩy lùi triệu chứng ho, ngạt mũi hiệu quả và Tìm hiểu thêm

Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản đơn giản

Bấm huyệt chữa viêm phế quản là cách đơn giản và ít gây tác dụng phụ nhất cho bạn khi Tìm hiểu thêm

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh là trường hợp đối với người bệnh nhẹ. Tuy nhiên người Tìm hiểu thêm

viêm phế quản dạng hen ở trẻ em
Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em điều trị và dự phòng bệnh

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *