Chia sẻ cách chữa đau dạ dày bằng đông y an toàn hiệu quả

Chữa đau dạ dày bằng Đông y đang được xem là phương pháp chữa trị bệnh đau dạ dày hiệu quả và triệt để được nhiều người áp dụng, mà chi phí lại vô cùng hợp lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bài thuốc Đông y quen thuộc mà lại công hiệu trong bài viết

Đau dạ dày theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau dạ dày được hiểu là tình trạng tổn thương ở dạ dày chủ yếu do viêm loét ở thành, gây ra hiện tượng đau đớn đi kèm nhiều biến chứng như nôn mửa, ho khan, đau lưng…Bệnh đau dạ dày là tên gọi chung để chỉ những cơn đau kéo dài ở vùng thượng vị và trung tiêu. Đau dạ dày lâu dần sẽ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, sa dạ dày, ung thư dạ dày, rối loạn chức năng thần kinh và nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Đau dạ dày theo y học cổ truyền

Chữa đau dạ dày bằng Đông Y

Khác với Tây Y, theo Y học cổ truyền nhận định nguyên dân gây nên bệnh đau dạ dày có thể bắt nguồn từ: Can khí phạm vi, tỳ vị hư hàn, tà phạm vị…và cần được nhanh chóng điều trị bằng những bài thuốc gia truyền giúp chặn đứng cơn đau mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Đau do Can vị có khí trệ

Bệnh nhân mắc triệu chứng đau do “Can vị có khí trệ” sẽ gặp tình trạng đau tức ở vùng thượng vị (vùng trên rốn), đi kèm thêm một số hội chứng khác như: khó thở, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn. Thông thường để khiến cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn, y sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bằng lý khí, sơ can hòa vị, chỉ thống.

Ngoài ra còn kết hợp bài thuốc “Tiêu dao tán hợp” cùng “Kim linh tử tán”, tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của người bệnh mà áp dụng bài thuốc để chữa bệnh dạ dày bằng đông y hiệu quả và an toàn nhất.

Các vị thuốc gồm: Sài hồ 10g, hương phụ 10g, bạch thược 10g, cam thảo 4g, xuyên luyện tử 10g, tô ngạnh 10g, chỉ xác 10g. Trong trường hợp có ợ chua, có thể thêm vị ô tặc cốt, nếu gặp buồn nôn có thể thêm trúc như, bán hạ và gừng tươi.

Đau dạ dày theo y học cổ truyền  làm thế nào để chữa bệnh hiệu quả

Đau do Âm hư vị nhiệt

Người bị đau do Âm hư vị nhiệt biểu hiện qua các triệu chứng đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, đau thường xuyên âm ỉ, trầm trọng hơn lúc đói hoặc ban đêm,đắng miệng, chán ăn, mệt mỏi, nóng lòng bàn tay bàn chân, có thể nôn ra máu, rêu lưỡi vàng, đỏ xuất hiện điểm ứ huyết,…

Chữa đau dạ dày bằng Đông Y

Đối với trường hợp này ông cha ta khuyên dùng phép trị sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh vị với bài thuốc Thông ứ tiễn hợp với Dưỡng vị thang gia giảm liều lượng theo trường hợp bệnh cụ thể. Các vị thuốc bao gồm: Thanh bì, bạch thược, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc.

  • Chú ý: Nếu người bệnh có biểu hiện  nôn ra máu nhiều lần, lưỡi xuất hiện điểm ứ huyết nên dùng thêm vị thuốc bồ hoàng (còn gọi là than), sâm tam thất, trộn cùng các vị thuốc sắc uống.

Đau do Tỳ vị hư hàn

Vùng thượng vị (trên rốn) của người bệnh có dấu hiệu đau âm ỉ,giảm đau nếu xoa hoặc ấn nhẹ, chán ăn, đầy bụng, sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, lòng bàn chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt xuất hiện rêu trắng, sắc mặt nhợt nhạt, mạch Trầm Tế, không lực.

Trường hợp này nên dùng phép Ôn trung, kiện tỳ, ích khí, hòa vị với bài trị Hương sa lục quân tử thang gia giảm tùy trường hợp cụ thể. Các vị thuốc bao gồm:  Đảng sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ (chế) mỗi vị 12g, trần bì, bán hạ với liều lượng 8g cho mỗi vị, mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g, gừng khô 4g.

  • Chú ý: Nếu người bệnh chán ăn, cảm giác ăn không ngon, đắng miệng dùng thêm các vị kê nội kim, để hòa vị, tiêu thực. Còn nếu người bệnh có sắc mặt trắng xanh, môi nhợt nhạt, thân thể mệt mỏi, dùng kèm đương quy, kỷ tử, để lưu thông khí huyết, kích thích máu tuần hoàn tốt hơn.
  • Cách sắc thuốc: Nước thứ nhất cho vào nồi 4 chén nước, sắc cạn còn 1 chén. Nước thứ hai cho vào 3 chén nước sắc cạn còn nửa chén. Sau khi sắc xong, hòa hai nước chia ra uống làm 3 lần trong ngày. Mỗi bài thuốc uống kéo dài mỗi đợt từ 15-20 thang tùy tình trạng chuyển biến của bệnh. Thông thường thuốc phải uống thuốc nhiều đợt, kiên trì theo hướng dẫn, dùng trước hoặc sau khi ăn còn tùy trường hợp. Cụ thể: Trường hợp người bệnh đầy hơi tức vùng thượng vị thì nên uống thuốc sau khi ăn. Những trường hợp còn lại đau âm ỉ, đau cả lúc đói và no thì nên uống thuốc trước bữa ăn.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải tuyệt đối tránh xa rượu bia, đồ cay nóng, bổ sung thức ăn mềm, dễ chín, chứa nhiều protein, vitamin, chất xơ để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Xem thêm

Trên đây là những cách chữa đau dạ dày bằng đông y hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Ngoài ra việc sử dụng thuốc đông y kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giảm cân cho người đau dạ dày một cách hiệu quả và an toàn. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin sẽ bổ sung cho các bạn thêm nhiều kiến thức và là “hành trang” hữu hiệu cho những bạn không may mắc bệnh lý về dạ dày

Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đau dạ dày co thắt từng cơn
Đau dạ dày co thắt từng cơn cảnh báo điều gì?

Đau dạ dày co thắt từng cơn là triệu chứng phổ biến liên quan đến cơn đau ở vùng thượng Tìm hiểu thêm

Khoai tây chữa đau dạ dày
Khoai tây chữa đau dạ dày mẹo hay có thể bạn chưa biết

Khoai tây chữa đau dạ dày là phương thuốc không phải ai cũng biết. Chỉ với một củ khoai tây Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có ăn được sữa chua không
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có nên uống Yakult?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Có nên uống Yakult được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có ăn được khoai lang không?
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang hay không?

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chúng góp mặt Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *