Để điều trị căn bệnh suy thận đáng sợ cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh. Chế độ ăn uống cũng là một trong yếu tố quan trọng giúp chữa trị bệnh lý này. Nhiều người trong thời gian chữa bệnh lo lắng rằng suy thận có ăn được sữa chua không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bị suy thận có ăn được sữa chua không?
Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ gì với suy thận – tình trạng suy giảm chức năng ở thận, khiến cơ thể bị tích tụ nước, không đào thải được các chất độc hại. Không chỉ thế, nó còn tác động tiêu cực đến những cơ quan khác trong cơ thể người bệnh, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất là tử vong.
Đối với bệnh nhân suy thận thì cần bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời hạn chế hấp thụ các loại chất như protein, photpho, kali, và giảm lượng muối ăn hàng ngày. Đối với người bình thường thì sữa chua vốn là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người, tăng sức đề kháng và giúp diệt trừ được những vi khuẩn có hại. Cụ thể, trong sữa chua chứa hàm lượng khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, D, canxi, photpho, magie, sắt. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu bị suy thận có ăn được sữa chua không?
Thực tế, bệnh suy thận diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng với sự thay đổi của mức độ nguy hiểm. Và dựa vào tình trạng bệnh thì chúng ta mới có thể kết luận được người bị suy thận có được ăn sữa chua hay không.
Các chuyên gia sức khỏe đã nghiên cứu và cho rằng, nếu bệnh nhân mới chỉ mắc suy thận ở giai đoạn đầu, tình trạng bệnh đang ở mức nhẹ thì sữa chua sẽ hỗ trợ cho cơ thể người bệnh chống lại những biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, nếu bệnh đang tiến triển ở mức độ nặng hơn, thì việc hạn chế hoặc bỏ hẳn các thực phẩm nhiều photpho như sữa chua là thực sự cần thiết.
Tiêu chí lựa chọn sữa chua dành cho người bị suy thận
Người mắc suy thận cần lựa chọn một nguồn thực phẩm phù hợp để có thể vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa tăng cường sức đề kháng cho các cơ quan khác tại cơ thể. Đối với sữa chua, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những bệnh nhân suy thận cần sử dụng các sản phẩm có đặc điểm như sau:
Sữa chua ít protein
Thông thường, protein là loại chất mà mọi người cần phải bổ sung nhiều để có một năng lượng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận thì lượng protein tối đa có thể dung nạp vào cơ thể chỉ khoảng 0,6g mỗi ngày. Các bạn nên chọn sản phẩm sữa chua có hàm lượng protein thấp, có thể kiểm tra ngay trên bao bì tại mục thành phần.
Sữa chua giàu năng lượng
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị căn bệnh trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, người bệnh cần trang bị cho mình một cơ thể khỏe mạnh và bổ sung năng lượng liên tục. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh nhân suy thận nên hấp thụ khoảng 100 calo từ sữa chua hàng ngày.
Sữa chua nhiều vitamin và vi lượng
Chúng ta có thể tìm mua những loại sữa chua có các thành phần là vitamin A, C, E, B12, các loại chất như sắt và axit folic.
Sữa chua ít natri, kali và photpho
Đây là tiêu chí quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý khi chọn mua sữa chua để sử dụng hàng ngày. Vì khi cơ quan thận bị suy giảm chức năng nên quá trình đào thải muối ra khỏi cơ thể bị yếu kém dần, từ đó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù nề bàng quang.
Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều kali hay photpho đối với bệnh nhân suy thận sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với các vấn đề về tim mạch. Do vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa các chất natri, kali và photpho từ sữa chua cũng như từ các thực phẩm khác.
Xem thêm:
- Suy thận có nên uống nước đỗ đen không? Cách chữa bằng đậu đen
- Suy thận uống nước dừa được không? Loại nước tốt cho người bệnh
- Suy thận nên uống sữa gì? Có uống được sữa Ensure không?
- Suy thận có uống được mật ong không? 3 cách chữa bằng mật ong
Cách ăn sữa chua cho bệnh nhân suy thận
Bên cạnh việc lựa chọn ra được những sản phẩm sữa chua phù hợp với nhu cầu cho quá trình điều trị căn bệnh suy thận, thì chúng ta cũng cần chú ý đến cách ăn sữa chua sao cho khoa học và có lợi cho sức khỏe nhất. Nếu chọn được sản phẩm tốt nhưng không biết sử dụng đúng cách thì rất dễ phản tác dụng, và cơ thể của bạn sẽ bị tổn thương hơn rất nhiều.
- Ăn sữa chua sau bữa cơm chính khoảng 1 – 2 tiếng. Khi đó, các dịch vị cũng như độ axit trong dạ dày đã giảm bớt và được làm loãng sau khi thu nạp một lượng thực phẩm lớn. Đây là thời điểm thích hợp để sinh sản ra axit lactic – loại axit có lợi cho cơ thể con người.
- Nếu bạn ăn sữa chua vào buổi tối thì cần đánh răng ngay sau khi ăn. Bởi một số vi khuẩn trong sữa chua và các loại chất có tính axit sẽ ảnh hưởng không tốt để hàm răng của bạn.
- Nên sử dụng 1 – 2 hộp sữa chua hàng ngày, tương đương với khoảng 250 – 500 gram. Không nên ăn quá nhiều và ăn lúc đói sẽ có hại cho dạ dày và đường tiêu hóa.
Như vậy, chúng ta đã biết được người bị suy thận có ăn được sữa chua không và nên dùng các loại sữa chua như thế nào. Hãy lựa chọn cho mình và người thân trong gia đình những sản phẩm chất lượng nhất để giải quyết được căn bệnh nhanh nhất có thể nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23