Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định việc điều trị dứt điểm bệnh suy thận. Theo đó, nhiều người bệnh thắc mắc suy thận có ăn được tổ yến không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Ăn tổ yến có tác dụng gì?
Ai cũng biết, tổ yến là thực phẩm xuất phát từ tự nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá thành đắt đỏ. Theo nhiều nghiên cứu, trong tổ yến chứa khoảng 18 axit amin và 30 khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Với người bị suy thận, khả năng đề kháng suy giảm thì tổ yến là nguồn cung cấp chất thiết yếu, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe.
Không chỉ có vậy, tổ yến chứa một lượng đạm cao, duy trì 55%. Đây là lượng đạm tự nhiên nên cơ thể dễ hấp thu vì vậy rất tốt cho người bị suy thận. Nhờ đó, tổ yến còn tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao ở người suy thận giai đoạn nặng.
Đặc biệt, một số nghiên cứu phát hiện ra trong tổ yến chứa hoạt chất với tên gọi Valine có khả năng làm lành những tế bào tổn thương và hạn chế lượng đường huyết trong máu. Nhờ vậy, hầu hết bệnh nhân có sức khỏe kém đều được bác sĩ khuyên dùng tổ yến đều đặn.
Suy thận có được ăn tổ yến không?
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh, chức năng của thận như lọc máu, đào thải chất độc bị suy giảm hoặc biến mất hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, nhằm hạn chế tối đa những áp lực lên thận đồng thời bảo tồn và cải thiện chức năng thận tốt hơn. Người bệnh suy thận cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định ăn gì và không nên ăn gì.
Các bác sĩ cho rằng, với những thành phần và công dụng mà tổ yến mang lại thì người bệnh suy thận hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm này mỗi ngày. Nguyên nhân là bởi những yếu tố sau:
- Trong tổ yến chứa nhiều đạm dễ hấp thu, giúp bệnh nhân suy thận dễ tiêu hóa, giảm áp lực đào thải cho thận.
- Hoạt chất tyrosine trong tổ yến giúp tăng cường chức năng tuyến thượng thận, nhờ đó hàn gắn tổn thương và giảm nguy cơ tổn thương thận.
- Tổ yến có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó, đề kháng cơ thể được hoạt động tốt, phục hồi những tổn thương tại thận đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tổ yến giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, hạn chế nguy cơ tiểu đường, làm thận phải bài tiết quá tải.
- Giúp người bệnh hạn chế triệu chứng suy thận, giảm thiểu tối đa cảm giác chán ăn, mệt mỏi từ đó tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi suy thận có ăn được tổ yến không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý cách chế biến và liều lượng sao cho hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của loại thực phẩm này.
Có thể bạn muốn biết:
- Suy thận nên ăn gì? Ăn rau gì và kiêng ăn gì?
- Bị suy thận có ăn được tỏi đen không?
- Suy thận có con được không? Làm gì để tăng khả năng có con?
- Suy thận có uống sâm được không? Người bệnh không nên uống khi nào?
Hướng dẫn sử dụng tổ yến cho người suy thận
Để việc sử dụng tổ yến đảm bảo được những tác dụng tốt nhất, người bệnh suy thận cần chú ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:
- Với người bệnh suy thận, các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên ăn tổ yến tối đa 3 lần mỗi tuần. Với tần suất này, khối lượng tổ yến mỗi lần dùng chỉ nên giữ ổn định khoảng 10g. Nếu ăn nhiều quá thì cơ thể sẽ dư thừa chất và thận sẽ phải hoạt động quá tải. Khi đó, bệnh suy thận sẽ thêm trầm trọng.
- Người bệnh có thể chế biến tổ yến thành nhiều món khác nhau để tăng hương vị cho món ăn. Một số món ăn đầy đủ dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích như: Yến chưng đường phèn, súp yến, chè yến, canh yến….
- Người bệnh tuyệt đối không nên ăn tổ yến khi bụng đang đói hoặc khi mới ngủ dậy. Ăn vào những khoảng thời gian này sẽ khiến bụng thêm cồn cào và cơ thể không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng do tổ yến mang lại.
- Trong quá trình chế biến tổ yến, không nên sử dụng quá nhiều đường. Bởi đường sẽ làm tăng lượng đường huyết và khiến thận phải đào thải nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường có hại cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích bao gồm: bia, rượu, thuốc lá, cà phê…. gây đầu độc thận và khiến triệu chứng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
- Không nên chế biến các món yến quá mặn hoặc cho nhiều gia vị. Việc món ăn quá mặn khi hấp thu vào cơ thể sẽ khiến thận đẩy mạnh hơn quá trình bài tiết, khiến thận quá tải.
- Bên cạnh việc ăn tổ yến, người bệnh cần chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa và cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động.
Tóm lại, bài viết đã giải đáp vấn đề suy thận có ăn được tổ yến không. Hy vọng qua những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thực đơn đối với người suy thận, hỗ trợ điều trị dứt điểm căn bệnh này. Chúc bạn đọc thành công!
Cập nhật mới nhất vào ngày 17 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23